Web performance: sự chậm trễ của website làm thâm hụt doanh thu bằng cách nào?

3171
19-04-2019
Web performance: sự chậm trễ của website làm thâm hụt doanh thu bằng cách nào?

Khách hàng ngày càng trở nên hứng thú với việc truy cập, duyệt web, cuối cùng thực hiện việc mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến trên một website TMĐT. Bất kỳ ai trong số họ đều muốn được trải nghiệm một website mượt mà nhất có thể, cụ thể là một website với tốc độ tải siêu tốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng website chậm là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hiệu suất web là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn bậc nhất, do đó bước này thường bị bỏ qua trong quá trình web development. Các hạn chế về thời gian và ngân sách là những nguyên nhân hàng đầu, chưa kể tối ưu hóa hiệu suất là một quá trình dài cần sự duy trì liên tục. Trang web ngày càng phải tương thích trên nhiều thiết bị và trình duyệt cùng một danh sách dài các tính năng đa dạng, khiến cho việc tối ưu hóa hiệu suất thủ công trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Trong bài viết này, Bizfly Cloud sẽ thảo luận về hiệu suất website có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng của khách hàng cuối và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào. Theo đó là các cách để đo lường hiệu suất web, nguyên nhân chính khiến website trở nên chậm chạp và giải pháp cho các vấn đề đó.

Thực trạng của Web Performance

Tốc độ Internet và hiệu suất thiết bị đã tăng đáng kể trong suốt thập kỷ vừa qua kéo theo các kỳ vọng to lớn hơn đối với các website, cộng với sự ra đời của các công nghệ web phức tạp, website ngày càng có xu hướng trở nên nặng hơn. Do đó, các website đã bị ảnh hưởng, dẫn đến tốc độ tải trang chậm chạp hơn, khiến cho trải nghiệm người dùng cũng tệ hơn hẳn. Ví dụ, trong hai năm qua chỉ riêng ở Mỹ, các trang web thương mại điện tử đã bị chậm hơn khoảng 47%.

Web performance: sự chậm trễ của website làm thâm hụt doanh thu bằng cách nào? - Ảnh 1.

Trước đây: Kích cỡ trung bình của website khá thấp bởi cấu trúc của chúng rất đơn giản, chỉ bao gồm khoảng 2.3 đối tượng. Tức là chỉ có khoảng 2.3 call đến bất kỳ trung tâm dữ liệu nào đang phục vụ trang web.

Hiện tại: Kích cỡ trung bình của website là 498k, chưa khoảng 75 đối tượng bao gồm CSS, image, JS. Điều này có nghĩa là cần 75 server round tip để kéo tất cả tài nguyên trang sang trình duyệt của người dùng, làm cho các trang bị tải chậm và không nhất quán.

Nếu vẫn theo xu hướng này, đến năm 2012, chúng ta sẽ dự đoán được kích cỡ trung bình của website tăng lên 684k và chứa khoảng 86 đối tượng.

Trước khi tìm hiểu hiệu suất website ảnh hưởng đến doanh thu như thế nào, chúng ta sẽ điểm qua các số liệu kinh doanh quan trọng trong kinh doanh.

Số liệu kinh doanh

1. Conversion rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

Theo Strangeloop, 57% người tiêu dùng sẽ rời khỏi một website sau khi phải chờ đợi 3s tải trang. Nhưng quan trọng hơn, 80% trong tổng số những người này sẽ không quay lại trang web của bạn thêm lần nào nữa. Trong số này, 50% sẽ nói với bạn bè, người thân về sự không hài lòng của họ về website. Rất dễ dàng để bạn nhận ra, nếu có khoảng 60% người tiêu dùng rời đi khi họ phải chờ hơn 3 giây, thì tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Cứ 1 giây tải chậm sẽ mất 7% trong tỷ lệ chuyển đổi, giảm 11% số lần xem trang và giảm 16% sự hài lòng của khách hàng. Sau tất cả, những gì người dùng mong muốn đó là có một trải nghiệm thú vị khi truy cập vào website, một trang web chất lượng có tốc độ tải nhanh trên bất kỳ thiết bị nào và bất kỳ kết nối nào là điều họ cần.

Ví dụ: Mobify - một tay chơi lớn trong lĩnh vực xây dựng các trang web thương mại điện tử - đã quyết định kiểm tra tác động của tốc độ website đối với hoạt động kinh doanh của chính mình. Sau khi giảm 100ms thời gian tải trên trang chủ, họ đạt được kết quả: tăng 1,11% chuyển đổi dẫn đến tăng $380.000 trong doanh số hàng năm. Tương tự, bằng cách tối ưu hóa trang thanh toán ở mức 100ms, họ chứng kiến mức tăng 1,55% chuyển đổi dẫn đến tăng 530.000 đô la doanh số hàng năm. Chỉ cần tối ưu hóa đúng trang vào đúng thời điểm, họ đã tăng doanh số hàng năm lên gần 1 tỷ đô la! Đây là một minh chứng tiêu biểu giúp khẳng điện chắc nịch rằng việc thực hiện các loại thử nghiệm như thế này rất quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể thu thập các số liệu kinh doanh trước và sau khi nâng cấp hiệu suất website nhằm đưa ra được những kết luận và quyết định đúng đắn, hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Web performance: sự chậm trễ của website làm thâm hụt doanh thu bằng cách nào? - Ảnh 2.

2. Bounce rate (tỷ lệ rời bỏ)

Một số liệu kinh doanh khác mà tốc độ trang web có tác động trực tiếp đến là Bounce rate (tỷ lệ rời bỏ). Bounce rate (tỷ lệ rời bỏ) được xác định là tỷ lệ khách truy cập thoát khỏi website sau khi mới chỉ xem một page. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Torbit phân tích hơn 6,7 tỷ lượt xem trang có tương quan với tỷ lệ thoát và thời gian tải trang. Họ đã tìm thấy mối tương quan trực tiếp giữa tốc độ tải trang và tỷ lệ rời bỏ website. Cứ mỗi giây thêm vào thời gian tải, tỷ lệ thoát sẽ tăng 0,65%.

Tốc độ trang web chậm cũng ảnh hưởng đến Search Engine Optimization (SEO). Google gần đây đã công bố thuật toán cập nhật tốc độ trang web: từ 7/2018, tốc độ tải trang sẽ là một yếu tố xếp hạng cho các tìm kiếm di động. Do đó bạn cần phải có các nội dung liên quan và một tốc độ tải nhanh chóng để website được xếp hạng cao hơn. Google coi website tải chậm là yếu tố gây bất lợi cho trải nghiệm người dùng, do đó họ sẽ giảm thứ hạng của bạn. Tốc độ trang web chậm có tác động trực tiếp đến cách Google định vị bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Các công cụ tìm kiếm khác như Bing cũng đã thông báo rằng họ sẽ xem xét tốc độ là yếu tố có ảnh hưởng đến thứ hạng xếp hạng trong bảng tìm kiếm của mình. Nếu website tải nhanh hơn, người dùng dành nhiều thời gian hơn cho website của bạn, Google sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của bạn nhiều hơn, dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tóm lại, một trang web nhanh hơn giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn đáng kể, dẫn đến kết quả SEO tốt hơn và nhiều lượt xem trang hơn.

3. Engagement rate (tỷ lệ tương tác)

Financial Times là một ví dụ khác cho thấy cách họ tăng tỷ lệ tương tác bằng cách tăng tốc độ trang. Họ đã thực hiện một thử nghiệm rất kỳ công như sau: họ làm chậm thời gian tải trang ở các mức khác nhau và quan sát xem với mỗi khoảng thời gian như thế sẽ ảnh hưởng đến số lượng trang mỗi phiên như thế nào. Đối với các trang web xuất bản như Financial Times, lượt xem trang đóng vai trò vô cùng quan trọng vì các trang dạng này chứa các quảng cáo khác nhau. Khi tăng thời gian tải trang web lên từng giây, họ nhận thấy số lượng trang mỗi phiên giảm đi rõ rệt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.

4. Bandwidth (Băng thông)

Mặc dù không tốn nhiều chi phí nhưng băng thông vẫn được coi là một số liệu quan trọng cần phải cân nhắc, tùy thuộc vào quy mô của trang web. Bằng cách thực hiện việc nén cơ bản, Netflix đã có thể giảm 43% lưu lượng truy cập đi, nhờ đó giảm hàng triệu chi phí băng thông.

5. Revenue (Doanh thu)

Cuối cùng phải kể đến đó là doanh thu - thước đo quan trọng và trực tiếp nhất cho sự thành công của một doanh nghiệp. Amazon đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy thời gian tải tăng lên 100ms sẽ dẫn đến giảm 1% doanh thu. Điều này tương đương với khoản lỗ 1,6 tỷ đô la doanh thu mỗi năm. Thực tế bạn không cần phải có những cải tiến lớn về tốc độ, vì chỉ cần 100ms thôi cũng có khả năng tác động đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một lần nữa, bạn phải nhớ rằng, điều quan trọng là theo dõi các số liệu này trước và sau khi cải thiện tốc độ trang web của mình.

Web performance: sự chậm trễ của website làm thâm hụt doanh thu bằng cách nào? - Ảnh 3.

Giảm thời gian tải trang từ 6s xuống 1.2s

Kết quả: Tăng 12% doanh thu và 25% pageviews

Hiệu suất ảnh hưởng đến người dùng cuối như thế nào?

Tốc độ website thay đổi mạnh mẽ tùy thuộc vào vị trí, thiết bị và địa điểm bạn đang thử nghiệm. Kiểm tra hiệu suất từ một kết nối WiFi nhanh với máy tính đời mới nhất không phải là cách tốt để kiểm tra hiệu suất website. Ví dụ, tốc độ 3G trong thiết bị di động không có định nghĩa tiêu chuẩn ở các quốc gia khác nhau và hiệu suất của nó cũng rất khác nhau. Kết nối Internet và các thiết bị mà mọi người sử dụng cũng rất khác nhau trên toàn cầu. Các thiết bị có RAM cao hơn cho phép trang tải nhanh hơn vì trình duyệt có thể lưu trữ bộ đệm hiệu quả hơn.

Hơn nữa, không phải ai cũng trực tuyến. Ví dụ: ở Ấn Độ, 200 triệu người đã truy cập internet lần đầu tiên vào năm 2016 và 2017. Do đó, điều cần thiết khi bạn kiểm tra thời gian tải trang đó là bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra từ thiết bị và loại kết nối tương tự như người dùng cuối đang sử dụng. Facebook đã triển khai "2G Tuesdays", nơi các nhân viên của họ sẽ mô phỏng kết nối WIFI 2G trong một giờ hoặc lâu hơn để xem Facebook được tải như thế nào trong các điều kiện như vậy. Triển khai này giúp các nhà phát triển Facebook có thể xây dựng các công cụ tốt hơn và điều chỉnh trang web dựa trên tốc độ kết nối thực tế.

Ở các quốc gia với chi phí data không rẻ, thật hữu ích khi biết người dùng cuối phải trả bao nhiêu để tải website trên các mạng di động. Một trang web nặng 2,45 MB có chi phí trung bình một người ở Madagascar chiếm 1,32% thu nhập hàng ngày của anh ấy!

Trang web của bạn nhanh như thế nào?

Mỗi khi bạn thay đổi hoặc cập nhật website, hãy đảm bảo việc theo dõi tác động của nó đối với cả số liệu kỹ thuật và kinh doanh. Các số liệu bạn cần quan tâm có thể kể đến như: Page Load time, DOM content loaded và time to first paint. Có hai loại đo lường chính:

1. Synthetic measurement (Đo lường tổng hợp)

Tải trang web của bạn trong một trung tâm dữ liệu để xem nó tải nhanh như thế nào. Các công cụ phổ biến có thể sử dụng trong trường hợp này là GTMetrix và Webpagetest.

2. Real User Monitoring (Giám sát người dùng thực, viết tắt: RUM)

Cung cấp những hiểu biết có giá trị về trải nghiệm của những người dùng cuối đang có trên website. Bạn thực hiện RUM bằng cách chèn Javascript vào trang của để thu thập được các số liệu về load time, time to first paint, time to first byte... Qua đó sẽ thấy được hiệu suất thực tế mà người dùng cuối đang trải nghiệm. Các công cụ phổ biến có thể sử dụng bao gồm New Relic, SOASTA, SpeedCurve và Calibre.

Mỗi phép đo đều có những điểm cộng và trường hợp áp dụng riêng. Do đó lý tưởng nhất, bạn nên thực hiện cả hai khi phân tích hiệu suất.

Nguyên nhân chính khiến các trang web tải chậm

1. Hình ảnh: Nội dung do người dùng tạo

Một trong những lý do chính khiến website chậm phải kể đến đó là hình ảnh đặc biệt trong các website ecommerce hoặc marketplace. Do đó hình ảnh bắt buộc phải được xử lý đúng cách trước khi hiển thị trên màn hình.

Giải pháp:

- Thay đổi kích thước hình ảnh tối ưu cho thiết bị.

- Chọn định dạng phù hợp cho hình ảnh. Cụ thể như: JPEG tốt hơn nhiều cho photographs và PNG sẽ tốt hơn cho cartoo-ish images.

- Sử dụng các định dạng hiện đại hơn như WebP, JPEG XR, JPEG2000 bất cứ khi nào có thể (hiện không được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt). Chúng thường nhỏ hơn nhiều so với JPEG và PNG nhưng vẫn cung cấp chất lượng tương tự.

- Quản lý siêu dữ liệu trong hình ảnh một cách cẩn thận.

- Tùy chỉnh hình ảnh dựa trên độ phân giải của thiết bị người dùng cuối.

- Gửi hình ảnh được tối ưu hóa cao cho người dùng đã bật chế độ Tiết kiệm dữ liệu (Data-Saver mode) trong trình duyệt của họ.

2. Single Page Applications

Single Page Applications (SPAs) là một cách để xây dựng các ứng dụng web hiện đại khá mới mẻ và nó đang trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề chính là SPAs gửi rất nhiều mã JS cho người dùng cuối, gây tăng thời gian tải lần đầu tiên cho những người dùng mới. JS được sử dụng để hoàn thiện tính tương tác và logic của website, do đó JS không cần thiết phải tải ngay lúc đầu.

Giải pháp:

Đảm bảo rằng ứng dụng chỉ tải code thực sự được sử dụng bởi trang ngay lúc đầu.

3. Advertisements

Đảm bảo rằng các quảng cáo đang hoạt động chính xác bởi vì chỉ cần chèn các thẻ liên quan đến quảng cáo đã khiến website bị chậm đi khá nhiều. Nếu Quảng cáo không được chèn chính xác, website sẽ mất nhiều thời gian hơn để tải quảng cáo so với bình thường.

Giải pháp:

Quản lý mạng quảng cáo đúng cách để đảm bảo website tải nhanh hơn.

4. Marketing Tools

Hãy cảnh giác với các công cụ marketing và analytics, ví dụ như như live chats, Google Tag Manager... Mỗi lần thêm một trong các công cụ của bên thứ ba này vào website, bạn phải tìm ra tác động của chúng đối với tỷ lệ chuyển đổi bởi vì nó có thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm người dùng.

Giải pháp:

Hãy ý thức về những công cụ của bên thứ ba đặt trên website vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi mặc dù các công cụ này là miễn phí. Công cụ bên thứ ba làm chậm trang web dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn.

5. A/B Testing Tools

A/B Testing là về việc so sánh hai phiên bản khác nhau của cùng một trang web để xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn, phép bạn kiểm tra phiên bản trang web nào đang mang lại conversation rate tốt hơn. Có nhiều công cụ khác nhau bạn có thể sử dụng như optimizely, kissmetric, unbounce. Các A/B testing tool cũng ảnh hưởng đến tốc độ trang web, do đó bạn cần cẩn thận về việc các biến thể được tạo ở phía máy khách khi người dùng đang tải trang. Một số công cụ tải cả hai phiên bản và trong thời gian chạy, chúng ẩn một phiên bản của trang, vì vậy số lượng thử nghiệm bạn đang thực hiện cho người dùng của mình ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa.

Giải pháp:

Giới hạn số lượng experiments/variations đang chạy cho bất kỳ người dùng nào.

Thay vào đó hãy thực hiện A/B testing ở phía máy chủ.

Xem xét hiệu suất là một trong những số liệu để đánh giá khi chọn các công cụ này.

Tài nguyên khác để tối ưu hóa

Một số yếu tố quan trọng khác mà bạn cần chú ý là tối ưu hóa CSS, Video và phông chữ. Hầu hết các server và CDN hiện nay đã bao gồm các tối ưu hóa cơ bản tự động của CSS. Một số font service provider như Google cung cấp tối ưu hóa phông chữ cơ bản, các nhà phát triển nên đảm bảo tối ưu hóa phông chữ khi gửi lên server.

Sử dụng Mạng phân phối nội dung (CDN)

Sử dụng Mạng phân phối nội dung (CDN) giúp phân phối dữ liệu được tối ưu hóa nhanh hơn, bằng cách sử dụng số lượng lớn các proxy server.

Việc tối ưu hóa website luôn tiêu ngốn khá nhiều thời gian, công sức và ngân sách vì các công nghệ mới đang xuất hiện hàng ngày. Tại sự kiện I/O mới đây, Google thông báo rằng họ đã phát hành 200 tính năng mới vào Chrome chỉ trong năm ngoái. Đa số các nhà cung cấp CDN uy tín luôn cập nhật những công nghệ mới nhất để đảm bảo website được tối ưu hóa mà không cần bất kỳ nỗ lực nào của nhà phát triển, đảm bảo các trang được tự động tối ưu hóa cho các thiết bị, trình duyệt và mạng khác nhau. Hãy chắc chắn website tải đủ nhanh hoặc bạn có thể phải đối mặt với việc mất khách hàng tiềm năng rơi vào tay các đối thủ có tốc độ tải website nhanh hơn. Bạn hãy nhớ rằng chỉ cần cải thiện 100ms trong thời gian tải cũng có lợi ích to lớn về doanh thu của tổ chức. 

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: CDN sử dụng Real User Monitoring (RUM) là gì?

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành BizFly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: BizFly Cloud Server, BizFly CDN, BizFly Load Balancer, BizFly Pre-built Application, BizFly Business Mail, BizFly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của BizFly Cloudtại đây.

SHARE