Hosting là gì? Host là gì? Giải thích về Hosting cho người mới bắt đầu

2627
30-10-2020
Hosting là gì? Host là gì? Giải thích về Hosting cho người mới bắt đầu

Host là gì - là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính và được xác định bằng một loại định danh nào đó. Hãy tham khảo ngay thông tin về điều này trong bài viết sau của Bizfly Cloud nhé!

1. Host là gì? 

Network host (hay thường được gọi là host) là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính và được xác định bằng một loại định danh nào đó. Hay nói cách khác, bất cứ một máy tính nào kết nối tới một mạng máy tính, có địa chỉ xác định thì máy tính đó được gọi là host. 

Host là gì

Network host là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính

Tất cả mọi host đều là node mạng (Network node) nhưng không phải tất cả node mạng được gọi là host.

Trong mạng máy tính sử dụng bộ giao thức TCP/IP, các host sẽ được định danh bằng địa chỉ IP. Đặc biệt trong chính giao thức TCP/IP chỉ rõ các host với nhau sẽ trao đổi với nhau ở tầng Transport trở lên, vì vậy tất cả các thiết bị trao đổi dữ liệu ở các tầng Transport Application được gọi là host, còn các thiết bị trao đổi ở 2 tầng thấp còn lại là Internet Link không được gọi là host.

Theo định nghĩa trên, một số router, modem, switch, hub đều không được gọi là host mà chỉ được coi là node mạng (Network node).

Tuy nhiên hiện nay, nhiều router có thể trao đổi dữ liệu ở tầng Transport trở lên nên không chắc chắn được router có thể gọi là host hay không. Lưu ý rằng tất cả các thiết bị như router, modem theo định nghĩa đều là máy tính.

Host sẽ có tên gọi khác nhau tùy thuộc vào kiểu kết nói giữa các host với nhau. Với mô hình kết nối client-server,host sẽ được chia ra làm hai loại là client server. Trong khi đó với mô hình peer-to-peer (P2P), các host sẽ được gọi là peer.

Host sẽ có tên gọi khác nhau tùy thuộc vào kiểu kết nói giữa các host với nhau

Host sẽ có tên gọi khác nhau tùy thuộc vào kiểu kết nói giữa các host với nhau

Tất cả mọi server đều là host nhưng điều ngược lại không đúng, không phải tất cả host đều là server.

2. Hosting là gì?

Nếu như có một dịch vụ nào đó được cung cấp trên một host, ta sẽ gọi dịch vụ đó được host. Mặt khác, bất cứ thứ gì cung cấp dịch vụ được gọi là server nên host đó lúc này chính là server. Vì vậy, host hay server có rất nhiều trường hợp được dùng tương đương nhau.

Để tránh việc nhầm lẫn về định nghĩa của host, nếu như host cung cấp dịch vụ nào đó, dịch vụ sẽ được nói rõ và dùng server thay vì host. Ví dụ một web host/web server là một host cung cấp dịch vụ về truy cập trang web, một mail host/mail server là một host cung cấp dịch vụ mail. 

Mở rộng ra với định nghĩa các host cung cấp dịch vụ, chúng ta có thêm định nghĩa hosting. Hosting có nghĩa là "cung cấp việc host". Các định nghĩa về hosting đầy đủ phải là hosting service, nhưng thông thường được viết tắt là hosting.

Ví dụ: Web hosting service (hay Web hosting) là một dịch vụ mà một tổ chức cung cấp tài nguyên của server (tổ chức này được gọi là hosting company, tạm gọi là B) cung cấp cho một tổ chức khác (tạm gọi là A) sử dụng tài nguyên đó làm host cho trang web của mình.

Hosting là gì

Web hosting cung cấp host cho Web Server

Lúc này, sẽ có hai nhà cung cấp dịch vụ: B cung cấp dịch vụ web hosting cho A và A cung cấp dịch vụ web cho người dùng. Nói cách khác, B cung cấp tài nguyên để A chạy web server và A dùng Web server đó để cung cấp dịch vụ cho người dùng.

Tóm lại để tránh nhầm lẫn, trong hai cách gọi web host/web server và mail host/mail server, thường thì web server và mail server sẽ được sử dụng nhiều hơn, còn web hosting, cloud hosting, email hosting sẽ dùng để chỉ những nhà cung cấp dịch vụ host.

Nếu như search "web host" trên google, các kết quả trả về đều là các kết quả của "web hosting".

3. Lý do nên sử dụng hosting?

Đối với những người đã biết tới máy chủ lâu năm thì ngoài hosting sẽ dùng VPS, Cloud Server... Tuy nhiên, với những người mới thì hosting giúp lưu trữ nội dung của website, các dịch vụ mail, FTP... Website sẽ không thể chạy và hiển thị trên mạng Internet, chỉ có bạn mới nhìn thấy được website của mình. 

Thông qua domain, hosting thì bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm, truy cập vào website và đọc các thông tin trên chính website của bạn.

4. Hosting hoạt động như thế nào?

Các đơn vị dịch vụ hosting sẽ cung cấp cho khách hàng một server lưu trữ, khi website hoạt động trên internet sẽ giúp truyền tải các nội dung, tập tin từ phía server lên trình duyệt giúp người dùng đọc và hiểu được thông tin trên website. 

Tùy vào mức độ gói cước đăng ký, nhà cung cấp sẽ cấu hình theo thông số hosting để khách hàng sử dụng. Dựa theo nhu cầu nâng cấp hay giảm xuống gói hosting, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh lại những thông số này. 

Về phía người dùng chỉ cần upload các files và cấu hình các thông tin cần thiết. Người dùng có thể truy cập vào quản lý hosting thông qua FTP hay truy cập địa chỉ tên miền hoặc địa chỉ IP của hosting.

5.  Những thông số cần biết khi dùng Hosting

Khi hiểu những thông số dưới đây sẽ giúp người dùng lựa chọn được gói hosting phù hợp nhất cho website.

  • Dung lượng lưu trữ: Thông thường có hai loại ổ cứng HDD và SSD. SSD có tốc độ xử lý nhanh hơn HDD, đồng thời giá bán SSD sẽ cao hơn HDD.
  • Hệ điều hành: Hai hệ điều hành sử dụng nhiều nhất là Windows và Linux. Website của bạn đang dùng là wordpress thì hãy lựa chọn Linux để được ổn định. 
  • Phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình
  • Băng thông: Mỗi gói hosting sẽ có một mức độ băng thông nhất định, băng thông chỉ lưu lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Nếu như trong thời gian sử dụng hết băng thông, khách hàng có thể liên hệ dịch vụ để nâng cấp.
  • PHP: Phiên bản PHP hỗ trợ
  • Upload Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host
  • Ram: Bộ nhớ xử lý
  • Addon domain: Số lượng domain cho phép trỏ tới hosting
  • Subdomain: Số lượng subdomain tạo trên mỗi tên miền
  • Park domain: Số lượng tên miền có thẻ parking
  • FTP account: Sử dụng FTP account giúp bạn upload dữ liệu lên hosting một cách nhanh chóng. 
  • Apache: Đây là một phần mềm mã nguồn mở miễn được cài đặt trên các máy chủ web server giúp xử lý các request tới máy chủ dưới giao thức HTTP
  • Nginx: Thường được sử dụng làm proxy ngược, cân bằng tải, proxy mail và bộ nhớ đệm HTTP.

Các loại Web hosting

1. Shared hosting

Đây là loại web hosting cơ bản nhất và là lựa chọn phổ biến nhất cho những trang web có quy mô nhỏ. Với gói shared hosting, tất cả các domain chia sẻ cùng một tài nguyên máy chủ, chẳng hạn như RAM và CPU. Website của bạn sẽ được lưu trữ trên cùng một máy chủ với nhiều trang web khác. Mặc dù vậy, do chi phí của shared hosting tương đối thấp, nên đây vẫn là một lựa chọn phù hợp cho chủ sở hữu trang web trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi lưu lượng truy cập website tăng đột biến có thể gây ra các vấn đề hiệu suất, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn.

Ưu điểm:

  • Giá cả phải chăng - các gói chỉ bắt đầu từ $1/tháng
  • Không yêu cầu kiến thức kỹ thuật cụ thể, dễ dàng thiết lập
  • Các tính năng quản lý trang web gốc độc lập
  • Môi trường máy chủ được định cấu hình trước
  • Nhà cung cấp sẽ đảm nhận việc quản trị và bảo trì máy chủ

Nhược điểm:

  • Thường chỉ hỗ trợ một số ngôn ngữ và môi trường lập trình nhất định như HTML và PHP.
  • Giới hạn băng thông - bạn sẽ phải trả nhiều hơn khi vượt quá một ngưỡng lưu lượng nhất định.
  • Không gian lưu trữ hạn chế hoặc nâng cấp rất đắt đỏ
  • Các vấn đề về hiệu suất nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn
  • Lưu lượng truy cập tăng vọt trên các trang web khác có thể ảnh hưởng đến tính khả dụng và hiệu suất trên trang web của bạn.

Shared hosting phù hợp với các Trang web nhỏ, người viết blog, trang web doanh nghiệp nhỏ với lượt truy cập dưới 10.000/tháng…

2. VPS hosting

VPS là viết tắt của Virtual Private Server (máy chủ mạng riêng ảo), là một lựa chọn “nâng cấp” hơn so với Shared hosting. Khi một trang web phát triển nhanh hơn gói chia sẻ của họ, chủ sở hữu thường nâng cấp lên VPS. Lưu trữ riêng ảo là một “nâng cấp” tốt sau gói lưu trữ được chia sẻ. Trong trường hợp này, bạn vẫn chia sẻ không gian máy chủ vật lý với các chủ sở hữu trang web khác. Tuy nhiên, máy chủ chính được chia thành nhiều máy chủ ảo, hoạt động như một hệ thống đầy đủ chỉ dành riêng cho trang web của bạn. Vì vậy, bạn có được các tài nguyên chuyên dụng và nếu bạn muốn chạy các cấu hình tùy chỉnh cho máy chủ của mình, bạn có thể truy cập root tùy chọn với gói VPS hosting mong muốn. Trang web của bạn sẽ có hiệu suất tốt hơn, tính sẵn sàng cao hơn do có nhiều tài nguyên hơn. Nếu một trang web khác gặp sự cố, trang web của bạn cũng không bị ảnh hưởng.

Ưu điểm:

  • Tài nguyên máy chủ chuyên dụng
  • Tính ổn định và khả năng mở rộng cao hơn shared hosting
  • Quyền truy cập root vào máy chủ
  • Khả năng cài đặt bất kỳ phần mềm nào bạn muốn
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với việc sở hữu một máy chủ chuyên dụng

Nhược điểm:

  • Chia sẻ máy chủ chính với các website khác
  • Các bản vá phần mềm và bảo mật là trách nhiệm của bạn
  • Yêu cầu sự nhạy bén về kỹ thuật để cài đặt, quản lý, không dễ thiết lập như shared hosting
  • Vẫn có các giới hạn về cấu hình và kiểm soát

VPS phù hợp với các trang web doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang web có nội dung đa phương tiện…

3. Dedicated hosting

Các trang web được host trên Dedicated server có toàn quyền kiểm soát kỹ thuật đối với cài đặt máy chủ. Bạn có thể chọn phần mềm, cấu hình và bất kỳ thứ gì khác mà bạn cần. Bạn sẽ không chia sẻ tài nguyên hoặc bất kỳ thứ gì với các trang web khác. Điều này có nghĩa là, trang web của bạn sẽ hoạt động ở hiệu suất cao nhất, đảm bảo tính sẵn sàng cao ngay cả khi có lưu lượng truy cập khổng lồ.

Chi phí máy chủ chuyên dụng là một trong những tùy chọn lưu trữ web đắt nhất. Nếu bạn không sử dụng hết công suất của Dedicated hosting đã thuê, bạn vẫn phải trả toàn bộ chi phí của nó, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên và tốn kém tài chính. Ngoài ra, bạn cần có đủ kiến thức chuyên môn và nhân sự kỹ thuật để quản trị, quản lý máy chủ cũng như đảm bảo an toàn bảo mật cơ sở hạ tầng.

Ưu điểm:

  • Cấu hình tùy chỉnh không bị ràng buộc
  • Kiểm soát toàn quyền truy cập đối với máy chủ lưu trữ
  • Nguồn tài nguyên đảm bảo sẵn sàng
  • Cải thiện quyền riêng tư và bảo mật
  • Hiệu suất trang web ổn định và có thể dự đoán được

Nhược điểm:

  • Chi phí đắt đỏ
  • Yêu cầu nguồn lực kỹ thuật để quản lý
  • Cần bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên

Dedicated hosting phù hợp với các trang web có lưu lượng truy cập cao, các ứng dụng web xử lý dữ liệu khách hàng nhạy cảm, các trang web Thương mại điện tử…

4. Cloud hosting

Cloud computing (Điện toán đám mây) và cloud hosting đang ngày càng trở nên phổ biến, là lựa chọn tối ưu nhất hiện nay. Tương tự như VPS, bạn có thể thuê một “phần” của trung tâm dữ liệu, do nhà cung cấp dịch vụ đám mây lưu trữ để chạy các ứng dụng web của bạn trên cơ sở hạ tầng của họ, bao gồm các máy chủ phân tán. Vì vậy, thay vì thuê không gian từ một máy chủ chia sẻ và một vị trí, bạn có quyền truy cập vào các tài nguyên được phân phối. Điều này làm giảm các vấn đề về độ trễ, đồng thời tăng tính khả dụng của tài nguyên. Ví dụ: nếu một máy chủ web gặp sự cố tại vị trí của nhà cung cấp, trang web của bạn sẽ không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Cloud hosting còn có khả năng mở rộng không giới hạn để xử lý lưu lượng truy cập cao hoặc tăng đột biến.

Với các loại hosting khác, bạn phải trả phí hàng tháng cho một lượng tài nguyên và lưu trữ cố định dù bạn có sử dụng hết hay không, dẫn đến việc thừa thiếu tài nguyên không bám sát nhu cầu thực tế. Điều này có thể làm cho các máy chủ chuyên dụng trở nên đắt đỏ đối với các doanh nghiệp có lưu lượng truy cập khác nhau (ví dụ các trang TMĐT có lượng truy cập cao hơn vào mùa lễ hội, CT giảm giá…). Ngược lại, cloud hosting cho phép tăng tài nguyên ngay lập tức để đáp ứng lưu lượng truy cập tăng lên, hoặc giảm tài nguyên khi website trở về trạng thái bình thường. Điều này giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp mà hiệu suất website vẫn được đảm bảo.

Ưu điểm:

  • Khả năng mở rộng tức thì và không giới hạn
  • Quyền truy cập tài nguyên theo yêu cầu
  • Độ trễ thấp hơn, tính sẵn sàng cao hơn
  • Pay-as-you-go, chỉ trả tiền cho những gì sử dụng
  • Khả năng mở rộng và tùy chỉnh linh hoạt
  • Bảo mật cao hơn

Nhược điểm:

  • Tùy chỉnh hạn chế (phụ thuộc vào nhà cung cấp và loại đám mây)
  • Các trách nhiệm bảo mật được chia sẻ
  • Yêu cầu chuyên môn về đám mây

Cloud hosting phù hợp với các trang web tăng trưởng cao, ứng dụng web, trang web doanh nghiệp, website thương mại điện tử…

Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Toàn tập hướng dẫn trỏ tên miền về host

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE