Video có làm chậm website hay không?

933
12-02-2019
Video có làm chậm website hay không?

Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với cảm giác bực bội khi gặp phải một trải nghiệm tồi tệ trên một website nào đó. Khi bạn truy cập website, bạn luôn mong muốn nó được tối ưu hóa tối đa, thể hiện qua một tốc độ tải trang nhanh chóng, định dạng đúng và cung cấp những thông tin cần thiết. Lúc này bạn cảm thấy doanh nghiệp thật là chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Ngược lại, khi website không được tối ưu trải nghiệm như bạn mong muốn, bạn sẽ có ấn tượng xấu về website cũng như doanh nghiệp đó ngay lập tức.

Khá nhiều người ngần ngại kết hợp các video trên website vào chiến lược marketing vì lo sợ gây ảnh hưởng xấu đến thời gian tải trang của mình. Lo lắng về thời gian tải trang là hoàn toàn chính đáng bởi vì có đến tận 47% người tiêu dùng mong đợi một trang web tải trong 2 giây hoặc ít hơn.

Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn đó, website sẽ mất đi lượng truy cập đáng kể, vì 40% khách hàng sẽ từ bỏ một trang web mất hơn 3 giây để tải. Những thống kê này đặc biệt đúng với người dùng di động.

Video có làm chậm website hay không? - Ảnh 1.

Vậy các video có ảnh hưởng đến thời gian tải trang web của bạn không?

Câu trả lời ngắn gọn là không, nhưng có một cảnh báo.

Tốc độ tải trang sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau: cách bạn nhúng video, có bao nhiêu yếu tố khác trên trang, tối ưu hóa website... Nếu những điều này được tối ưu hóa đúng cách, video sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

Có một vài cách bạn có thể sử dụng để đảm bảo rằng việc nhúng video sẽ không làm chậm trang website của mình.

Trước khi bạn bắt đầu thử nghiệm các video trên trang web, hãy tiến hành kiểm tra tốc độ tải trang bằng Google PageSpeed Insights để so sánh vị trí của mình với các đối thủ. Điều này sẽ giúp bạn xác định được yếu tố nào cần cải thiện trên website.

Video có làm chậm website hay không? - Ảnh 2.

Khi nhúng video, website sẽ có thêm một đoạn mã bổ sung vào. Đối với mỗi đoạn mã bổ sung được thêm này, các công cụ tìm kiếm và nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) phải tải đoạn mã đó. Do đó, theo logic, quá nhiều đoạn mã sẽ có khả năng làm chậm thời gian tải trang của bạn.

Cách nhúng video trên trang web của bạn mà không ảnh hưởng đến thời gian tải trang

Đầu tiên về việc lưu trữ video trên trang web, hãy thực hiện việc tự lưu trữ (không có trình phát video bên ngoài). Ưu điểm của tùy chọn này là bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung, bạn có khả năng kiểm soát hiển thị và không phải lo lắng về quảng cáo. Tuy nhiên, nó sẽ làm nặng trang web và tải lâu hơn các video bên ngoài. Ngoài ra, bạn khó có thể tự khắc phục sự cố trừ khi bạn là một lập trình viên và có kiến thức chuyên môn về công nghệ.

Do đó, một trong những cách tốt nhất để thực hiện là sử dụng trình phát video bên ngoài (như YouTube) để nhúng video trên trang web của bạn.

Bởi vì hầu hết các trình phát video truyền phát video qua javascript thay vì nhúng nó vào cấu trúc gốc của trang web, nó sẽ cho phép các thành phần gốc của trang web (như văn bản, hình ảnh và menu điều hướng) được tải đầy đủ trước khi tải nội dung video.

Đây được gọi là trình tự tải không đồng bộ và nó sẽ đảm bảo thời gian tải trang chung không bị cản trở bởi nội dung video.

YouTube được thiết kế để phát trực tuyến video, vì vậy trình phát video (media players) luôn được tối ưu hóa để sử dụng trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn. YouTube tập trung rất nhiều vào việc kiếm tiền, do đó website của bạn sẽ có thêm các script ( không cần thiết) do nội dung video quảng cáo (ad-saturated video) gây ra. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn giá rẻ, YouTube là lựa chọn tốt nhất vì nó miễn phí.

Nên hay không nên sử dụng Youtube để nhúng video?

Nếu bạn muốn sử dụng YouTube để nhúng video lên website, chúng tôi khuyên bạn nên giới hạn số lượng yêu cầu HTTP mà trình duyệt phải thực hiện để tải trang web. Để làm điều này, bạn có thể nhúng hình thu nhỏ video chứ không phải video đầy đủ. Bằng cách đó, video chỉ tải khi bạn nhấp vào hình ảnh. Điều này vẫn cho phép phát video, nhưng ngăn trình duyệt không phải tải các đoạn mã bổ sung cho đến khi cần thiết.

Cách khác đó là tạo hình thu nhỏ tùy chỉnh trên YouTube cho tất cả các video. Điều này làm cho nội dung video có vẻ hấp dẫn hơn, làm tăng khả năng khách truy cập sẽ xem nội dung video. Nếu bạn đang sản xuất một video giáo dục, hãy bao gồm chủ đề của video trong hình thu nhỏ. Hãy khiến cho màu sắc tươi sáng, bảng màu thống nhất và nội dung hấp dẫn để thực sự thu hút sự chú ý.

Nguồn: tech.vccloud.vn

>> Có thể bạn quan tâm: Ưu điểm & nhược điểm của Streaming Video

SHARE