Ứng dụng của điện toán đám mây trong doanh nghiệp và thực trạng tại Việt Nam

1473
13-06-2018
Ứng dụng của điện toán đám mây trong doanh nghiệp và thực trạng tại Việt Nam

Ứng dụng điện toán đám mây trong Doanh nghiệp đang được đánh giá sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp đương đầu với những thách thức mới trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập sâu rộng như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ứng dụng điện toán đám mây ra sao?, ứng dụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện tại mới là điều đáng quan tâm. Để giải đáp cho những câu hỏi trên, hãy cùng Bizfly cloud tìm hiểu những ứng dụng của điện toán đám mây trong doanh nghiệp và thực trạng ứng dụng tại Việt Nam để giúp Doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.

1. Các ứng dụng của điện toán đám mây trong doanh nghiệp

Điện toán đám mây được đánh giá là công nghệ có tính cách mạng nhờ các đặc tính dễ sử dụng, hiệu quả về chi phí và linh hoạt cho các doanh nghiệp trong gần như bất kỳ ngành nào. Lưu trữ dữ liệu tại các kho lưu trữ trực tuyến cho phép nhân viên trong công ty truy cập mọi lúc, mọi nơi, do đó, gia tăng hiệu quả làm việc nhóm. Sau đây là một vài ứng dụng cơ bản và điển hình của điện toán đám mây trong doanh nghiệp.

Lưu trữ và chia sẻ

Với điện toán đám mây, tất cả các tệp và dữ liệu quan trọng của công ty đều có thể truy cập được từ bất kỳ thiết bị nào và bất kỳ vị trí nào có kết nối internet, không giới hạn khả năng làm việc và hoàn thành công việc.

Big data analytic – phân tích dữ liệu lớn

Đôi khi, các công ty có nhiều dữ liệu hơn so với khả năng quản lý của các giải pháp máy tính tại chỗ. Với sự ra đời của digital marketing, có thể thấy, hiện nay số lượng dữ liệu người dùng mà doanh nghiệp có thể theo dõi ngày càng nhiều hơn bao giờ hết. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng điện toán đám mây để quản lý và xử lý lượng thông tin lớn này. Các doanh nghiệp cũng có thể phân tích dữ liệu trên mẫu lớn để trích xuất thông tin giá trị về sự tăng trưởng các mối quan tâm của người dùng.

Ứng dụng của điện toán đám mây trong doanh nghiệp và thực trạng tại Việt Nam  - Ảnh 1.

Big data được xem là yếu tố tăng lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp

Kiểm tra & phát triển

Điện toán đám mây mang đến cơ hội để thử nghiệm và phát triển mạnh mẽ chưa từng có, cung cấp một môi trường có thể điều chỉnh chính xác theo nhu cầu cụ thể của bạn, qua đó, giảm chi phí thử nghiệm, tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể trong các dự án mới.

Sao lưu và khôi phục trong các trường hợp không thể kiểm soát như thảm họa, thiên tai, tấn công…

Thường xuyên sao lưu dữ liệu để bảo vệ khỏi các lỗi hệ thống hoặc thảm họa không lường trước được là điều tối quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Những điều này sẽ không bao giờ xảy ra với điện toán đám mây.

Lập kế hoạch tăng trưởng

Với công nghệ đám mây, doanh nghiệp có thể lập các kế hoạch tăng trưởng mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí cho nguồn lực hay các nghiên cứu tốn kém nhờ các quy trình tự động hóa

Ứng dụng của điện toán đám mây trong doanh nghiệp và thực trạng tại Việt Nam  - Ảnh 2.

2. Thực trạng ứng dụng của điện toán đám mây trên thế giới

Sự bùng nổ của điện toán đám mây đang diễn ra từng giờ trên toàn thế giới, có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua các số liệu thống kê từ các tổ chức công nghệ trên thế giới.

Theo nghiên cứu mới đây của Hãng Oracle, hiện có khoảng hơn 70% các cơ sở sản xuất đang sử dụng các ứng dụng điện toán đám mây trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng.

Con số tăng trưởng của các ứng dụng đám mây trong dịch vụ hậu cần là 20% vào năm 2019 trong khi các ứng dụng trên hệ thống cố định chỉ tăng dưới 5%.

Tỷ lệ này ở tăng trưởng các ứng dụng quản lý hàng tồn kho trên đám mây khoảng 26% và trên các thiết bị hệ thống là 4%.

Có thể thấy sự tăng trong việc chọn lựa các ứng dụng hỗ trợ việc quản lý kinh doanh và sản xuất diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh.

Ứng dụng của điện toán đám mây trong doanh nghiệp và thực trạng tại Việt Nam  - Ảnh 3.

Điện toán đám mây đang mang đến những thay đổi to lớn trên thế giới

3. Thực trạng ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam

Điện toán đám mây đã thực sự tạo ra những thay đổi toàn diện đối với phương thức sản xuất và vận hành trên toàn thế giới. Vậy ở Việt Nam thì sao? Liệu Việt Nam có thể tạo ra những bứt phá mới và nắm bắt được cơ hội rộng mở này hay không?

Theo khảo sát của VMware Cloud Index 2013 tại thị trường Việt Nam, có đến 83% DN Việt Nam coi điện toán đám mây là ưu tiên hàng đầu đối với tổ chức của họ, 67% nói rằng điện toán đám mây có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển đổi kinh doanh của họ. Việt Nam cũng là quốc gia có mức chi cho điện toán đám mây cao nhất (64,4%/năm) trong giai đoạn 2016, và cao hơn mức bình quân của các nước ASEAN (49,5%) và thế giới (42.5%)…

Về mặt số liệu thì là như vậy, nhưng trên thực tế việc ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam vẫn còn nhiều ván đề phải giải quyết khi mà có không ít các rào cản đang đặt ra cho Doanh nghiệp.

Những khó khăn mà Doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong quá trình ứng dụng điện toán đám mây:

- Người dùng và cả doanh nghiệp chưa có thói quen và nhận thức đúng đắn về vai trò, lợi ích của điện toán đám mây trong đời sống và để thay đổi điều này ở VN là thách thức không nhỏ.

- Bảo mật dữ liệu và hành lang pháp lý cũng là một vấn đề mà doanh nghiệp thể hiện mối lo lắng. Việc tất cả dữ liệu của doanh nghiệp đều ở trên các "đám mây" khiến họ băn khoăn về các rủi ro thông tin từ phía nhà cung cấp. Mặt khác, rủi ro từ phía người dùng, thói quen sử dụng của người dùng cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn dữ liệu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các điều luật và cơ chế chính sách về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan như các nhà cung cấp dịch vụ cũng chưa thực sự rõ ràng cũng là một vấn đề khiến doanh nghiệp e dè.

- Chất lượng dịch vụ điện toán đám mây tại VN cũng đang là một câu hỏi chưa được giải đáp. Trong khi đó, ưu tiên của doanh nghiệp luôn là độ an toàn của dữ liệu bởi bất cứ một sai hỏng hay lỗ hổng thông tin nào cũng có thể khiến doanh nghiệp phải trả những cái giá đắt,

- Tốc độ đường truyền không ổn định có thể là một trong những nguyên nhân lớn khiến doanh nghiệp còn chưa muốn chuyển đổi hoàn toàn sang điện toán đám mây, bởi nếu có sự cố về đường truyền, đường truyền đứt đột ngột thì thiệt hại về sản xuất sẽ khó mà lường trước được.

4. Kết luận

Cách mạng 4.0 đang đưa thế giới tiến thêm những bước mới với tốc độ của một cơn "sóng thần". Vậy lựa chọn của Doanh nghiệp – chỉ là lướt trên con sóng ấy hay sẽ bị nhấn chìm gữa biển khơi? Dù vẫn còn đó những trở ngại nhưng sự chuyển dịch công nghệ là điều tất yếu sẽ xảy ra. Doanh nghiệp cần có những chiến lược tiếp cận thích hợp dựa trên tình hình thực tế để luôn chủ động trong việc duy trì và phát triển kinh doanh.

Tham khảo: www.sjpnetwork.com/http://tapchitaichinh.vn

Có thể bạn quan tâm:  Tại sao Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần áp dụng điện toán đám mây (Cloud computing) trong năm 2018

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành BizFly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: BizFly Cloud Server, BizFly CDN, BizFly Load Balancer, BizFly Pre-built Application, BizFly Business Mail, BizFly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của BizFly IT Cloud tại đây.
SHARE