PostgreSQL là gì? Tìm hiểu thông tin về cơ sở dữ liệu mã nguồn mở

1367
20-09-2018
PostgreSQL là gì? Tìm hiểu thông tin về cơ sở dữ liệu mã nguồn mở

PostgreSQL đã tự đưa ra tuyên bố là "Cơ sở dữ liệu mã nguồn mở tiên tiến nhất thế giới". Vậy điều gì khiến cho PostgreSQL tự tin đến vây? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu Postgresql là gì và những tính năng nổi bật giúp Postgresql gây chú ý trên toàn thế giới trong bài viết sau đây!

PostgreSQL là gì?

PostgreSQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ-đối tượng (object-relational database management system) có mục đích chung, hệ thống cơ sở dữ liệu mã nguồn mở tiên tiến nhất hiện nay.

PostgreSQL được phát triển dựa trên POSTGRES 4.2 tại phòng khoa học máy tính Berkeley, Đại học California.

PostgreSQL được thiết kế để chạy trên các nền tảng tương tự UNIX. Tuy nhiên, PostgreSQL sau đó cũng được điều chỉnh linh động để có thể chạy được trên nhiều nền tảng khác nhau như Mac OS X, Solaris và Windows.

PostgreSQL là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí. Mã nguồn của phần mềm khả dụng theo license của PostgreSQL, một license nguồn mở tự do. Theo đó, bạn sẽ được tự do sử dụng, sửa đổi và phân phối PostgreSQL dưới mọi hình thức.

PostgreSQL không yêu cầu quá nhiều công tác bảo trì bởi có tính ổn định cao. Do đó, nếu bạn phát triển các ứng dụng dựa trên PostgreSQL, chi phí sở hữu sẽ thấp hơn so với các hệ thống quản trị dữ liệu khác.

PostgreSQL là gì

PostgreSQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ-đối tượng

Vì sao sử dụng PostgreSQL?

PostgreSQL sở hữu một hệ tính năng đa dạng giúp hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng app, các nhà quản trị bảo vệ toàn vẹn dữ liệu, và tạo ra một môi trường chịu lỗi fault-tolerant giúp bạn quản lý dữ liệu bất kể tập dữ liệu lớn hay nhỏ. Bên cạnh hệ thống nguồn mở và miễn phí, PostgreSQL cũng có khả năng mở rộng tuyệt vời. Ví dụ, bạn có thể định nghĩa các kiểu dữ liệu riêng của bạn, xây dựng các hàm tùy chỉnh, hay viết mã từ các ngôn ngữ lập trình khác nhau mà không cần biên dịch lại cơ sở dữ liệu!

PostgreSQL tuân theo tiêu chuẩn SQL nhưng không mâu thuẫn với các tính năng truyền thống hay có thể dẫn đến các quyết định kiến trúc gây hại. Nhiều tính năng theo tiêu chuẩn SQL được hỗ trợ, tuy nhiên đôi khi có thể có cú pháp hoặc hàm hơi khác một chút.

Vì sao sử dụng PostgreSQL

PostgreSQL sở hữu một hệ tính năng đa dạng giúp hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng app

 Dưới đây là hệ tính năng vô cùng đa dạng của PostgreSQL

- Kiểu dữ liệu:

- Nguyên hàm: Số nguyên, số, chuỗi, Boolean

- Cấu trúc: Date/Time, Array, Phạm vi, UUID

- Document: JSON/JSONB, XML, Key-value (Hstore)

- Hình học: Điểm, Đường thẳng, Vòng tròn, Đa giác

- Tùy chỉnh: Composite, Các kiểu tùy chỉnh

- Toàn vẹn dữ liệu:

- UNIQUE, NOT NULL

- Primary Keys

- Foreign Keys

- Ràng buộc loại trừ

- Khóa hàm số/ Explicit Locks, Khóa khuyến nghị/ Advisory Locks

- Đồng quy, hiệu suất:

- Lập danh mục: B-tree, Multicolumn, Expressions, Partial

- Lập danh mục nâng cao: GiST, SP-Gist, KNN Gist, GIN, BRIN, Bloom filters

- Trình lập kế hoạch / trình tối ưu hóa truy vấn phức tạp, quét index-only, thống kê số liệu trên nhiều cột.

- Giao tác, Giao tác dạng nest (thông qua lưu điểm)

- Điều khiển đồng thời nhiều phiên bản (MVCC)

- Truy vấn đọc song song

- Phân vùng bảng

- Tất cả các mức độ giao dịch độc lập được xác định trong tiêu chuẩn SQL, bao gồm cả Serializable

- Độ tin cậy, phục hồi sau thảm hoạ

- Ghi nhật ký ghi trước (Write-ahead Logging - WAL)

- Replication: Không đồng bộ, Đồng bộ, Logical

- Khôi phục điểm-theo-thời gian (Point-in-time-recovery - PITR), active standbys

- Không gian bảng

- Bảo mật

- Xác thực: GSSAPI, SSPI, LDAP, SCRAM-SHA-256, Certificate và các hình thức khác

- Hệ thống kiểm soát truy cập mạnh mẽ

- Bảo mật cấp độ cột và hàng

- Khả năng mở rộng:

- Phương pháp lưu trữ

- Ngôn ngữ thủ tục: PL / PGSQL, Perl, Python (và nhiều ngôn ngữ khác)

- Trình wrapper dữ liệu ngoài: kết nối với các cơ sở dữ liệu hoặc luồng khác với giao diện SQL chuẩn

- Và nhiều tiện ích mở rộng cung cấp chức năng bổ sung, bao gồm cả PostGIS

- Tìm kiếm văn bản:

- Hỗ trợ các bộ ký tự quốc tế, ví dụ: thông qua ICU collations

- Tìm kiếm văn bản đầy đủ

PostgreSQL được chứng minh là có khả năng mở rộng cao cả về số lượng dữ liệu

PostgreSQL được chứng minh là có khả năng mở rộng cao cả về số lượng dữ liệu

Ngoài ra, còn có nhiều tính năng khác mà bạn có thể tìm hiểu trong tài liệu về PostgreSQL. PostgreSQL được chứng minh là có khả năng mở rộng cao cả về số lượng dữ liệu có thể quản lý lẫn số lượng người dùng có thể thao tác cùng lúc. Hiện có các PostgreSQL cluster đang hoạt động trong môi trường sản xuất quản lý nhiều terabyte dữ liệu và các hệ thống chuyên biệt quản lý petabyte.

Tìm hiểu về ưu, nhược điểm của PostgreSQL

Ưu điểm

  • Dễ sử dụng
  • Cho phép chạy các trang web, ứng dụng web động với LAMP
  • Lưu nhật ký đã viết trước đó để sử dụng như một cơ sở dữ liệu với khả năng sửa lỗi tốt
  • Có sẵn mã nguồn miễn phí theo giấy phép nguồn mở, cho phép chỉnh sửa và triển khai tùy theo nhu cầu
  • Có khả năng đối tượng hóa dữ liệu
  • Được hỗ trợ bởi một cộng đồng đông đảo và nhiều kinh nghiệm
  • Giảm thiểu việc bảo trì hệ thống

Nhược điểm

  • Do không thuộc quyền quản lý của bất kỳ tổ chức nào nên gây khó khăn cho người dùng khi muốn tiếp cận với đầy đủ tính năng
  • Tập trung vào khả năng tương thích nên khi thực hiện thay đổi để cải thiện tốc độ nên sẽ yêu cầu nhiều công việc hơn so với MySQL
  • Một số ứng dụng nguồn mở không hỗ trợ PostgreSQL dù có hỗ trợ MySQL
  • Hiệu suất chậm hơn so với MySQL

Các yếu tố giúp PostgreSQL nổi bật

PostgreSQL là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đầu tiên triển khai tính năng kiểm soát đồng thời nhiều phiên bản (MVCC) trước cả Oracle. Tính năng MVCC cũng tương tự với các snapshot riêng biệt trong Oracle.

Là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng, PostgreSQL cho phép thêm vào các tính năng tùy chỉnh được phát triển bằng các ngôn ngữ chương trình khác nhau như C/C , Java,...

Bên cạnh đó, khi bạn có bất kỳ vấn đề gì cần hỗ trợ, luôn có một cộng đồng nhiệt tình sẵn sàng để trợ giúp. Bạn luôn có thể tìm thấy câu trả lời từ cộng đồng của PostgreSQL về các vấn đề có thể gặp phải khi làm việc với PostgreSQL. Ngoài ra, cũng có rất nhiều công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong trường hợp bạn thực sự cần đến.

Đối tượng sử dụng PostgreSQL

Trên thị trường, có nhiều công ty đã xây dựng và cung cấp các sản phẩm, giải pháp sử dụng PostgreSQL. Một số công ty nổi bật trong số đó là Apple, Fujitsu, Red Hat, Cisco, Juniper Network, v.v.

Phần giới thiệu trên đây bao gồm các thông tin tổng quan và những điểm nổi bật nhất của nền tảng này! Cùng theo dõi các hướng dẫn sử dụng và thao tác hữu ích trên PostgreSQL trong các bài viết tiếp theo bạn nhé!

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Cách cài đặt PostgreSQL qua Docker

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE