Phân biệt POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3) và IMAP (Internet Message Access Protocol) trong Mail Server

735
12-04-2018
Phân biệt POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3) và IMAP (Internet Message Access Protocol) trong Mail Server

Mail Server đến (Incoming Mail Servers) hay còn được biết đến dưới 2 loại giao thức POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3) và IMAP (Internet Message Access Protocol). Vậy bạn đã hiểu kĩ về hai giao thức này chưa? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Về Mail Server, được chia làm 2 loại chính:

1. Mail Server gửi đi (Outgoing Mail Servers) hay còn được gòi là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) - Giao thức dịch chuyển Mail đơn giản. 

2. Mail Server đến (Incoming Mail Servers) hay còn được biết đến dưới 2 loại giao thức:

  • POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3) 
  • IMAP (Internet Message Access Protocol). 

Khi thiết lập email, bạn đã có thể được hỏi về việc lựa chọn giao thức email bạn muốn (POP3 hay IMAP). Bài viết sau đây sẽ làm rõ sự khác biệt giữa POP3 và IMAP. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Khái niệm cơ bản

IMAP là gì?

Internet Message Access Protocol (IMAP) là 1 giao thức chuẩn cho việc truy cập e-mail từ máy tính cá nhân. IMAP là một giao thức dang client/ server mà ở đó e-mail được nhận về và được trữ giúp bạn trên servers. 

Khi sử dụng các e-mail client như OE, Netscape, bạn có thể xem trước thông tin header bao gồm người gửi và chủ đề lá thư, từ đó cho phép bạn có quyết định download thư đó về hay không. Bạn cũng có thể tạo nhiều folder hoặc mailboxes trên server, xóa tin nhắn.

POP3 là gì?

Post Office Protocol 3 (POP3) cũng là một giao thức chuẩn cho việc nhận e-mail thông qua giao thức client/ server mà ở đó e-mail được nhận về và được trữ giúp bạn trên servers. 

Với POP3, e-mail của bạn sẽ được lưu lại trên mailbox của remote server cho đến khi bạn check mail. Khi bạn check mail, tất cả mail ngay lập tức được download về máy tính và không còn lưu trữ trên server nữa.

2. Sự khác nhau giữa IMAP và POP3

IMAP có thể được hiểu như là remote file server.

POP3 có thể được xem như là 1 dịch vụ "store-and-forward". 

Một cách cơ bản thì cả 2 hoạt động tương tự nhưng thỉnh thoảng bạn sẽ phải suy nghĩ xem nên sử dụng cái nào thì tốt hơn.

Phân biệt POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3) và IMAP (Internet Message Access Protocol) trong Mail Server - Ảnh 1.

3. Điểm mạnh

IMAP

Khi bạn có thể xem được các header information mà không cần phải download toàn bộ thư về, bạn có thể xóa được một số lượng lớn thư mà không sợ lãng phí thời gian. 

Cũng vì vẫn lưu trữ trên server, bạn có thể truy cập hộp thử từ nhiều nơi khác nhau và bảo đảm các tin nhắn luôn sẵn sàng cho bạn. 

Việc thư vẫn còn lưu trên server thì khi máy bị 1 sự cố thì cũng không cần lo về việc mất các tin nhắn.

POP3

Khi thư đã được download về sau khi check mail, bạn không cần kết nối tới internet để đọc thư. Và cũng không cần lo lắng về việc hết không gian lưu trữ bởi vì tin nhắn không còn lưu trên server.

4. Hạn chế

IMAP

Không như POP3, IMAP yêu cầu truy cập liên tục trong suốt quá trình làm việc với các e-mail. 

Do việc trữ tin nhắn trên server từ đó dẫn đến việc vượt quá giới hạn không gian lưu trữ cho phép. 

Tuy nhiên, để giảm thiểu rắc rối này, bạn không nên để lại Sent Mail, Drafts hoặc Trash trên server. Và cũng giống như bất kỳ dịch vụ mới nào, sẽ luôn tồn tại những bất tiện sử dụng IMAP cho những người đã từng sử dụng quen POP3.

POP3

Hạn chế lớn nhất của POP3 là một giao thức cũ được thiết kế trước đây nên sẽ có những hạn chế khi mọi người gửi đi những e-mail dài với với những file đính kèm. 

Bởi vì POP3 tải tất cả thư trên server tại cùng 1 thời điểm, người dùng thường sẽ không thể nhận đầy đủ tin nhắn của họ bởi vì POP3 sẽ bị nghẽn hoặc bị mất kết nối khi cố gắng download những tin nhắn lớn.

Ngoài ra, khi đi du lịch hoặc chek mail từ những máy khác nhau, bạn sẽ không thể xem được những email cũ bởi vì những e-mail đó chỉ tồn tại trên máy mà bạn đã nhận mail mà thôi!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

>> Có thể bạn quan tâm: POP là gì? Ưu và nhược điểm và cách hoạt động của POP 

TAGS: POP3
SHARE