Tìm hiểu Node js là gì? Các tính năng và ứng dụng Node js nổi bật

899
26-11-2018
Tìm hiểu Node js là gì? Các tính năng và ứng dụng Node js nổi bật

Node js là gì?

Node.js là một nền tảng server-side được xây dựng dựa trên Công cụ JavaScript của Google Chrome (V8 Engine). Node.js được Ryan Dahl phát triển vào năm 2009 và phiên bản mới nhất hiện nay là v0.10.36. Bizfly Cloud chia sẻ một số định nghĩa về Node js theo tài liệu công bố chính thức như sau:

>> Tham khảo thêm: Vài nét về V8 - JavaScript Engine đằng sau Chrome và Node.js

Node.js là một nền tảng được xây dựng trên JavaScript runtime của Chrome với mục đích xây dựng các ứng dụng mạng nhanh chóng và có thể mở rộng được một cách dễ dàng hơn. Node.js sử dụng mô hình I/O lập trình theo sự kiện, non-blocking, do đó node js khá gọn nhẹ và hiệu quả - công cụ hoàn hảo cho các ứng dụng chuyên sâu về dữ liệu theo thời gian thực chạy trên các thiết bị phân tán.

Node.js là môi trường runtime mã nguồn mở đa nền tảng, được sử dụng để phát triển các ứng dụng mạng và ứng dụng server-side. Các ứng dụng Node.js được viết bằng JavaScript và có thể chạy trong Node.js runtime trên OS X, Microsoft Windows và Linux.

Node.js cũng cung cấp một thư viện bao gồm rất nhiều các module JavaScript khác nhau nhằm đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng web, qua đó giảm thiểu tình trạng sử dụng quá nhiều Node.js.

Tìm hiểu Node js là gì? Các tính năng và ứng dụng Node js nổi bật - Ảnh 1.

Các tính năng của Node js

Sau đây là một số tính năng quan trọng giúp Node.js trở thành lựa chọn hàng đầu cho các kiến trúc sư phần mềm.

Lập trình hướng sự kiện và không đồng bộ: Toàn bộ API trong thư viện Node.js đều không đồng bộ, hay không bị chặn. Về cơ bản điều này có nghĩa là một server sử dụng Node.js sẽ không bao giờ chờ một API trả về dữ liệu. Server sẽ chuyển sang API kế tiếp sau khi gọi API đó và cơ chế thông báo của Events trong Node js giúp server nhận được phản hồi từ lần gọi API trước.

>> Tìm hiểu thêm: API là gì? Phân loại và Ví dụ về API

Cực kỳ nhanh chóng: Được xây dựng trên Công cụ JavaScript V8 của Google Chrome, thư viện Node.js có khả năng xử lý mã vô cùng nhanh.

Đơn luồng/Single thread nhưng có khả năng mở rộng cao: Node.js sử dụng một mô hình luồng đơn với vòng lặp sự kiện/event. Cơ chế event cho phép máy chủ phản hồi non-blocking và cũng cho phép khả năng mở rộng cao hơn so với các server truyền thống hỗ trợ giới hạn các thread để xử lý yêu cầu. Node.js sử dụng một chương trình đơn luồng, cùng một chương trình có thể cung cấp dịch vụ cho một số lượng yêu cầu lớn hơn so với các máy chủ truyền thống như Apache HTTP Server.

>> Tham khảo: Apache là gì? Cách cài đặt Apache

Không có buffer - Các ứng dụng Node.js không có vùng nhớ tạm thời (buffer) cho bất kỳ dữ liệu nào. Các ứng dụng này chỉ đơn giản xuất dữ liệu theo khối.

>> Tìm hiểu buffer là gì?

License - Node.js được phát hành theo giấy phép MIT.

Đối tượng sử dụng Node js

Danh sách các công ty đang sử dụng Node js có thể kể đến một số tên tuổi lớn như eBay, General Electric, GoDaddy, Microsoft, PayPal, Uber, Wikipin, Yahoo !, và Yammer. Bạn có thể tham khảo link sau nếu muốn biết toàn bộ các dự án, ứng dụng và công ty đang sử dụng Node js trên thế giới.

Nên và không nên sử dụng Node.js

Nên sử dụng Node js cho những lĩnh vực nào?

Dưới đây là một số lĩnh vực mà Node.js đang cho thấy những đóng góp hết sức quan trọng:

Tìm hiểu Node js là gì? Các tính năng và ứng dụng Node js nổi bật - Ảnh 2.

- Các ứng dụng liên quan đến I/O

- Các ứng dụng Data Streaming

- Các ứng dụng dữ liệu chuyên sâu theo thời gian thực (DIRT)

- Các ứng dụng dựa trên API JSON

- Các ứng dụng Single Page

Không nên sử dụng Node js cho những lĩnh vực nào?

Không nên sử dụng Node.js cho các ứng dụng CPU chuyên sâu.

Các ưu điểm của Node js

- Node.js là một framework nguồn mở được thông qua theo MIT license. (Giấy phép MIT là giấy phép phần mềm miễn phí có nguồn gốc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).)

- Sử dụng JavaScript để xây dựng toàn bộ các ứng dụng server side.

- Framework gọn nhẹ bao gồm các module tối thiểu. Các module khác có thể được thêm theo nhu cầu của từng ứng dụng.

- Không đồng bộ theo mặc định, nhờ vậy, hoạt động nhanh hơn các framework khác.

- Framework đa nền tảng chạy trên Windows, MAC hoặc Linux.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Chọn NodeJS hay Ruby?

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành BizFly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: BizFly Cloud Server, BizFly CDN, BizFly Load Balancer, BizFly Pre-built Application, BizFly Business Mail, BizFly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của BizFly Cloudtại đây.

SHARE