Làm thế nào khi CMS của doanh nghiệp bị tấn công? Hệ thống bảo mật của doanh nghiệp có đủ an toàn?

1575
09-05-2019
Làm thế nào khi CMS của doanh nghiệp bị tấn công? Hệ thống bảo mật của doanh nghiệp có đủ an toàn?

Bảo mật web của bạn có đủ mạnh để đẩy lùi một cuộc tấn công mạng nhằm vào lỗ hổng trong hệ thống quản lý nội dung CMS không? Thật không may vì nhiều công ty phải vật lộn để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

WordPress và Joomla là hai trong những CMS phổ biến nhất hiện nay. WordPress hiện đang đứng đầu danh sách với hơn 60 triệu trang web sử dụng (đặc biệt 33,4% trong số 10 triệu trang web hàng đầu thế giới cũng sử dụng hệ thống CMS của WordPress).

Tuy nhiên, vị thế đứng đầu luôn có thể khiến bạn trở thành mục tiêu bị nhòm ngó, do đó WordPress và Joomla đã trở nên hấp dẫn đối với các nhóm tội phạm, các nhóm tấn công này luôn nhắm tới các trang web sử dụng hai nền tảng này để hack dữ liệu hoặc cài cắm các nội dung độc hại.

ThreatLabZ - một nhóm nghiên cứu tại Zscaler, đã phát hiện ra một số trang web của WordPress và Joomla đang chứa một số ransomware, backdoor (cung cấp quyền truy cập từ xa trái phép vào hệ thống bị xâm nhập), chuyển hướng độc hại (đưa người dùng tới một URL khác, thường để nhằm mục đích hiển thị quảng cáo) và nhiều phishing page khác. Các mối đe dọa phổ biến nhất đối với các trang web CMS thường bắt nguồn từ các lỗ hổng thông qua plugin, theme, và extension.

Các trang web WordPress bị xâm nhập mà ThreatLabZ quan sát được đang sử dụng các phiên bản 4.8.9 đến 5.1.1 và chứng chỉ SSL do Automatic Certificate Management Environment (ACME) cấp, như Let Encrypt, GlobalSign, cPanel và DigiCert, và 1 số chứng chỉ khác có quy trình ủy quyền khá đơn giản và miễn phí. Các trang web WordPress bị xâm nhập là do CMS/ plugins/ themes hoặc server-side software đã bị lỗi thời.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu trang web WordPress của bạn bị xâm phạm? Điều gì xảy ra nếu một lỗ hổng trên trang web của bạn dẫn đến một cuộc tấn công ransomware hoặc lừa đảo? Tệ nhất, nó có thể gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được cho doanh nghiệp.

Các cuộc tấn công ransomware và lừa đảo đã trở nên quá phổ biến trong hệ sinh thái kỹ thuật số ngày nay.

Các cuộc tấn công Ransomware trong CMS sẽ biến website của bạn trở thành con tin cho đến khi bạn hoàn tất tiền chuộc, điển hình bằng Bitcoin. Một số cuộc tấn công ransomware khét tiếng nhất bao gồm WannaCry và Petya, nhưng cũng bên cạnh đó cũng có rất nhiều kiểu tấn công khác đang diễn ra hàng ngày. Các kiểu tấn công mới ngày càng khó phát hiện hơn, nhiều kiểu tấn công mới thậm chí còn không có cơ chế giải mã, vì vậy cho dù có giả tiền chuộc bạn cũng không thể lấy lại được các dữ liệu đã mất.

Phishing attack cố gắng lừa người dùng nhấp vào liên kết đưa họ đến một trang web giả mạo. Các tin nhắn này trông hoàn toàn hợp pháp và đến từ một nhà cung cấp đáng tin cậy như UPS, Bank of America, Amazon, tuy nhiên tất cả những tin nhắn và trang web này lại đều là giả mạo, chúng được thiết kế để đánh cắp các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu và số thẻ tín dụng. Khi người dùng đã trở nên cẩn thận hơn về việc nhấp vào các liên kết đáng ngờ, những kẻ tấn công cũng đã khôn ngoan hơn rất nhiều khi tiến hành sao chép các trang web hợp pháp. Thông thường, sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là trong chính địa chỉ URL.

Những kiểu tấn công này gây thiệt hại lớn cho các công ty về mặt kinh tế. Một số khảo sát đã chỉ ra rằng tổn thất từ mỗi sự cố liên quan tới ransomware ước tính trung bình vào khoảng 2.500 đô la, thậm chí có doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra 50.000 đô la nhằm giải mã lấy lại dữ liệu. Tất nhiên các tổn thất này không chỉ đến từ sự mất mát do tiền chuộc mà còn đến từ những thiệt hại là hậu quả trực tiếp của cuộc tấn công. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong hoạt động kinh doanh đều gây nên tốn kém và ảnh hưởng năng suất. Doanh nghiệp phải bỏ thời gian để khôi phục dữ liệu từ các hệ thống sao lưu và tiến hành đánh giá lại, nâng cấp phần cứng, trang bị các đội phản ứng IT chuyên nghiệp...

Nhưng thiệt hại không chỉ dừng ở tiền bạc và thời gian, mà nó còn đi xa hơn nữa.

Trong một số ngành, thương hiệu doanh nghiệp còn có giá trị hơn chính các sản phẩm hoặc dịch vụ. Người dùng, trên thực tế họ có nhiều sự lựa chọn để tìm ra một thương hiệu nổi tiếng và đáng tin cậy nhất. Khi niềm tin của khách hàng với thương hiệu bị phá vỡ, họ sẽ rất nhanh chóng rời bỏ bạn và tự động tìm đến đối thủ cạnh tranh.

Trong thời đại của một xã hội truyền thông ngày nay, hậu quả khi một khách hàng không hài lòng, đăng một đánh giá tiêu cực về một sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là rất nghiêm trọng. Phương tiện truyền thông xã hội sẽ bủa vây xoay quanh sự kiện công ty bị tấn công, mọi người cùng nhau bình luận và soi xét, lên án vụ lừa đảo này như là lỗi của chính doanh nghiệp đã không bảo vệ được người dùng.

Về phần các khách hàng và đối tác hiện tại của bạn. Điều gì xảy ra với niềm tin mà khách hàng? Họ bỗng dưng bị trở thành nạn nhân của một kế hoạch lừa đảo được đưa ra từ trang web của doanh nghiệp. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trang web của bên đối tác bị đột ngột tấn công bằng ransomware thông qua một lỗ hổng trong trang web của bạn? Sẽ không ai còn muốn liên quan hoặc ở lại một nơi không an toàn, các khách hàng và đối tác sẵn sàng quay lưng với doanh nghiệp bạn bất kỳ lúc nào. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn về doanh thu trong tương lai mà còn là tác động khác xấu đến danh tiếng vốn đã bị tổn hại của doanh nghiệp bị tấn công.

Đa số tất cả các doanh nghiệp sẽ không muốn mình trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công nào cả. Nhưng khi các mối đe dọa phát triển, bạn phải tự hỏi liệu các biện pháp bảo mật của doanh nghiệp có thể xử lý các mối đe dọa kỹ thuật số hiện nay không. Việc mã hóa trở thành phương tấn công hàng đầu của tội phạm mạng, bảo mật của bạn có thể kiểm tra tất cả lưu lượng SSL/ TLS không? Nếu bạn vẫn đang sử dụng một mạng trung tâm truyền thống, thì câu trả lời cho những câu hỏi này có lẽ là không.

Ngày nay, các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hơn, kẻ tấn công liên tục sử dụng các công nghệ mới nhất để tránh các phương pháp bảo mật truyền thống và che giấu phần mềm độc hại. Điều đó có nghĩa là bảo mật trong doanh nghiệp cần phải tinh vi hơn nữa, phải có khả năng phát hiện các mối đe dọa ẩn trong thông tin được mã hóa và chặn các malware callback đến các server chỉ huy và kiểm soát. Nền tảng bảo mật được xây dựng dành riêng cho đám mây có thể ngăn các cuộc tấn công này phá hoại doanh nghiệp của bạn, ngay cả khi doanh nghiệp có địa điểm ở nhiều quốc gia, với hàng trăm văn phòng chi nhánh, hàng ngàn nhân viên từ xa, vô số ứng dụng trên đám mây... Với bảo mật đám mây, không có on-net hay off-net user; mọi user đều giống nhau với bảo mật giống nhau.

Tội phạm mạng liên tục suy nghĩ và đánh giá lại các cuộc tấn công của mình để tìm ra cơ hội thành công lớn nhất trong các cuộc tấn công tiếp theo tương lai. Do đó đã đến lúc bạn phải làm điều tương tự với việc bảo mật web của doanh nghiệp!

Nguồn: tech.vccloud.vn

>> Có thể bạn quan tâm: 5 yếu tố cần thiết để ngăn CMS Website khỏi tin tặc

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: CMS
SHARE