Hãy cẩn thận với DDoS - cuộc tấn công có khả năng "nhấn chìm" doanh nghiệp

1089
17-07-2019
Hãy cẩn thận với DDoS - cuộc tấn công có khả năng "nhấn chìm" doanh nghiệp

Một cuộc tấn công DDoS nhắm mục tiêu vào website hoặc mạng doanh nghiệp có gây ra những hậu quả nghiêm trọng không? Chắc chắn. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này qua những chia sẻ của Bizfly Cloud dưới đây nhé!

Trong đó phải kể đến rủi ro tài chính, một khoản thiệt hại về doanh thu sẽ mất đi là hậu quả trực tiếp của cuộc tấn công này. Tiếp theo là những chi phí dành cho quá trình khắc phục sự cố cũng như các khoản bồi thường cho toàn bộ khách hàng bị ảnh hưởng.

Tấn công DDoS "mang lại" cả các rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp nếu dữ liệu người dùng bị xâm phạm và rò rỉ. Các nhà cung cấp dịch vụ có nguy cơ phải đối mặt với những hậu quả về tài chính và pháp lý vì đã không tuân thủ theo các thỏa thuận dịch vụ. Cuối cùng là những thiệt hại vô hình nhưng lại rất to lớn về hình ảnh thương hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp, là nguyên nhân trực tiếp của sụt giảm doanh số bán hàng, thậm chí cả giá cổ phiếu.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, hậu quả của một cuộc tấn công DDoS ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới và thứ nhất ở Đông Nam Á về các nguồn tấn công DDoS (theo báo cáo tại hội nghị "Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức và doanh nghiệp" tại Hà Nội vào ngày 3/5).

Báo cáo của Nexusguard Limited, trong quý 4/2018 cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong bức tranh tấn công DDoS toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 6 toàn cầu về số vụ tấn công DDoS, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Brazil, chiếm 3.53%; đứng thứ hai trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương về số vụ tấn công DDoS ở mức 9,52% sau Trung Quốc; chiếm vị trí thứ tư trên toàn cầu trong việc tạo ra các cuộc tấn công DDoS, ở mức 2,29%.

Internet of Things (IoT), các ứng dụng, mạng và thiết bị đang sinh sôi nảy nở nhanh hơn những nỗ lực bảo mật, khiến chúng trở thành mục tiêu lý tưởng cho những kẻ tấn công. Chính những công nghệ giúp cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn cũng khiến doanh nghiệp dễ bị tấn công hơn.

Một phần lý do khiến các cuộc tấn công DDoS đang ngày càng trầm trọng hơn là chúng đang phát triển mạnh về cả quy mô và độ phức tạp. Các nhân tố có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và các nhân tố tấn công khác nhau. Ngày nay, các mối đe dọa multi-layer có thể kết hợp một cuộc tấn công quy mô lớn, nhằm tìm cách áp đảo băng thông bằng cách tấn công lén lút nhắm vào một phần của ứng dụng hoặc dịch vụ tại Layer-7. Đây là những kiểu tấn công nguy hiểm nhất vì chỉ cần tiến hành với một máy tấn công tạo ra tốc độ lưu lượng thấp, khiến các cuộc tấn công này rất khó để doanh nghiệp chủ động phát hiện và giảm thiểu thiệt hại.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện các nỗ lực để chống lại một phần các cuộc tấn công DDoS bằng cách sử dụng CDN để phòng chống và giảm thiểu tấn công cho website.

Đối với các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công bởi DDoS, việc tìm kiếm các giải pháp dịch vụ chống DDoS rất quan trọng nhằm bảo vệ doanh thu, năng suất, danh tiếng và lòng trung thành của khách hàng.

Hacker thường thực hiện tấn công DDoS bằng cách cướp quyền với các máy tính không được bảo vệ và cài đặt phần mềm độc hại. Sử dụng hàng trăm nghìn "máy tính zombie" là thủ phạm, nhắm mục tiêu vào một website hoặc một ứng dụng dựa trên web, làm ngập nó với số lượng lớn traffic và khiến mục tiêu trở nên không khả dụng với toàn bộ khách hàng của doanh nghiệp.

Quy mô của các cuộc tấn công này đang tăng theo cấp số nhân, và hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu nguồn lực để mở rộng các chương trình bảo mật giúp chống DDoS một cách đầy đủ.

Sử dụng Bizfly CDN sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện và ngăn chặn tấn công DDoS kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại không mong muốn.

CDN làm giảm hiệu quả của các kiểu tấn công DDoS bằng cách "hấp thụ" cuộc tấn công qua nhiều PoP (Points of Presence) của mạng lưới này.

Thay vì để một máy chủ bị choáng ngợp bởi một lượng khổng lồ response trả về, mỗi máy chủ trong CDN có thể chia nhau xử lý một lượng nhỏ lưu lượng truy cập. Bizfly Cloud CDN sẽ giám sát các request này và tự động chặn những request đáng ngờ. Trong lúc đó máy chủ của doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và phục vụ các request hợp pháp được chuyển tiếp.

Bizfly CDN là giải pháp tăng tốc website có độ bảo mật cao được phát triển và cung cấp bởi Bizfly Cloud. Bằng nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như Topica, VTV, Adayroi, Fahasa, GenK…, Bizfly Cloud hiểu rõ các vấn đề về bảo mật mà doanh nghiệp luôn gặp phải, từ đó cung cấp các giải pháp phù hợp cho từng doanh nghiệp. 

Đăng ký trải nghiệm miễn phí giải pháp Bizfly CDN hoặc nhận tư vấn tại đây.

Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE