Ethernet là gì? Cổng Ethernet hoạt động như thế nào?

879
27-12-2018
Ethernet là gì? Cổng Ethernet hoạt động như thế nào?

Khái niệm Ethernet còn khá mới mẻ đối với nhiều người, cổng Ethernet còn có những tên gọi khác như cổng Lan, kết nối Ethernet, giắc cắm Ethernet, ổ cắm Lan và cổng mạng. CùngBizfly Cloud tìm hiểu những thông tin Ethernet là gì ngay trong bài viết này nhé. 

Ethernet là gì?

Ethernet là một dạng công nghệ truyền thống dùng để kết nối các mạng LAN cục bộ, cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua một giao thức - một bộ quy tắc hoặc ngôn ngữ mạng chung. 

Là một lớp giao thức data-link trong tầng TCP/IP, Ethernet cho thấy các thiết bị mạng có thể định dạng và truyền các gói dữ liệu như thế nào, sao cho các thiết bị khác trên cùng phân khúc mạng cục bộ có thể phát hiện, nhận và xử lý các gói dữ liệu đó. Cáp Ethernet là một hệ thống dây vật lý để truyền dữ liệu qua.

Đối tượng của ethernet rất đa dạng, từ doanh nghiệp, game thủ, cho đến các tập người dùng cuối khác nhau phụ thuộc vào lợi ích mà Ethernet mang lại, trong đó có độ tin cậy và tính bảo mật cao.

Ethernet là một dạng công nghệ truyền thống dùng để kết nối các mạng LAN cục bộ, cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua một giao thức

Ethernet là một dạng công nghệ truyền thống dùng để kết nối các mạng LAN cục bộ, cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua một giao thức

So với công nghệ mạng LAN không dây, Ethernet thường ít bị gián đoạn hơn 

  • Cho dù là do nhiễu sóng vô tuyến, trở ngại vật lý hay băng thông. Ethernet cũng cung cấp mức độ bảo mật và kiểm soát mạng tốt hơn so với công nghệ không dây (các thiết bị phải được kết nối bằng cáp vật lý 
  • Người ngoài sẽ gặp khó khăn khi truy cập dữ liệu mạng hay khi cố gắng điều hướng băng thông cho các thiết bị không được cung cấp.

Ethernet hoạt động như thế nào?

Giao thức Ethernet được xác định là hoạt động trên cả Layer 1 - lớp vật lý - và Layer 2 - lớp liên kết dữ liệu - trên mô hình giao thức mạng OSI. Ethernet xác định hai đơn vị truyền: packet và framework. Framework không chỉ có nội dung của dữ liệu được truyền mà còn bao gồm:

  • Địa chỉ truy cập vật lý (MAC) của cả người gửi và người nhận;
  • Gắn thẻ Vlan và thông tin liên quan khác;
  • Thông tin sửa lỗi để phát hiện sự cố truyền

Mỗi frame sẽ nằm trong một gói chứa một vài byte thông tin để thiết lập kết nối và đánh dấu vị trí framework bắt đầu.

Các loại cáp Ethernet

Cáp Ethernet kết nối các thiết bị mạng với các bộ định tuyến hoặc modem phù hợp

Cáp Ethernet kết nối các thiết bị mạng với các bộ định tuyến hoặc modem phù hợp

Kể từ khi tiêu chuẩn Ethernet được thông qua lần đầu năm 1983, công nghệ này đã tiếp tục phát triển và nhanh chóng nắm bắt các kiểu media mới, cho tốc độ truyền và khả năng thay đổi nội dung khung tốt hơn. 

Ví dụ: 802.3ac dành cho Vlan, hỗ trợ gắn thẻ ưu tiên và các yêu cầu chức năng. 802.3af để xác định thêm tính năng, cấp nguồn qua Ethernet (POE), một yếu tố rất quan trọng trong hầu hết các triển khai điện thoại Wi-Fi và IP. Các tiêu chuẩn Wi-Fi - IEEE 802.11a, b, g, n, ac và ax - xác định tương đương với Ethernet cho mạng LAN không dây.

Tiêu chuẩn Ethernet IEEE 802.3u đã cho ra đời 100BASE-T - còn được gọi là Fast Ethernet - với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 100 megabit/giây (Mbps). Thuật ngữ BASE-T chỉ việc sử dụng hệ thống cáp xoắn đôi.

Tốc độ của Gigabit Ethernet lên tới 1.000 Mbps - 1 gigabit hoặc 1 tỷ bit mỗi giây - Ethernet 10 Gigabit (GbE), tối đa 10 Gbps, v.v. Các kỹ sư mạng sử dụng 100BASE-T phần lớn là để kết nối máy tính tới người dùng cuối, máy in và các thiết bị khác; quản lý máy chủ và lưu trữ; và để đạt được tốc độ cao hơn cho các phân đoạn mạng trọng yếu. Theo thời gian, tốc độ đặc trưng ở mỗi kết nối sẽ có xu hướng tăng lên.

Cáp Ethernet kết nối các thiết bị mạng với các bộ định tuyến hoặc modem phù hợp với chúng, các loại cáp khác nhau sẽ hoạt động với các tiêu chuẩn và tốc độ khác nhau. Ví dụ, cáp Loại 5 (CAT5) hỗ trợ Ethernet truyền thống và Ethernet 100BASE-T, trong khi Loại 5e (CAT5e) có thể xử lý Gigabit Ethernet và Loại 6 (CAT6) có công suất 10 GbE.

Theo BizFly Cloud tổng hợp

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Ethernet
SHARE