Điện toán đám mây là nền tảng cơ bản cho chuyển đổi kỹ thuật số

1415
15-06-2019
Điện toán đám mây là nền tảng cơ bản cho chuyển đổi kỹ thuật số

Tận dụng sức mạnh từ các đám mây, doanh nghiệp có thể thực hiện hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ một cách nhanh chóng và bắt đầu suy nghĩ về cách hạ tầng đó có thể phục vụ khách hàng kỹ thuật số theo những cách mới và sáng tạo. Hãy cùng Bizfly Cloud  khám phá công nghệ điện toán đám mây trong thời buổi chuyển đổi số nhé!

Chuyển đổi kỹ thuật số đang là cụm từ gây "sốt" trong thời điểm hiện tại, với nguồn tài nguyên và ngân sách đáng để theo đuổi. Chi tiêu cho các công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số - phần cứng, phần mềm và dịch vụ - trên toàn thế giới đạt mốc 1,3 nghìn tỷ đô la trong năm 2017.

Dự kiến chi tiêu sẽ tiếp tục tăng gần gấp đôi từ nay đến năm 2021, nâng tổng số tiền chi cho số hóa toàn cầu vượt mức 2,1 nghìn tỷ đô la. Vậy, dòng tiền này sẽ được chuyển đi đâu? Chuyển đổi kỹ thuật số liên quan mật thiết đến việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, như đám mây, để cải tiến một quy trình trở nên hiệu quả hoặc trôi chảy hơn.

Sử dụng đám mây để cải thiện quy trình kinh doanh

Nguyên lý đằng sau khái niệm chuyển đổi kỹ thuật số là giống nhau khi áp dụng cho tất cả các tổ chức, bất kể quy mô lớn nhỏ. Mục đích của việc sử dụng công nghệ không chỉ dừng lại ở tái tạo một dịch vụ hiện có dưới dạng kỹ thuật số, mà còn nhằm cải tiến tối đa chất lượng dịch vụ.

Dù vậy, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cũng vấp phải những khó khăn đáng kể khi vẫn còn nhiều những bối rối, ảo tưởng và khó thích nghi với thay đổi. Các công ty chỉ nhìn thấy sức nóng của các công nghệ - như đám mây, Big Data, Internet of Things, trí tuệ nhân tạo (AI) - và cho rằng sẽ rất dễ dàng để tích hợp những công nghệ này vào hệ thống và gặt hái được những lợi ích lớn lao.

Điện toán đám mây là nền tảng cơ bản cho chuyển đổi kỹ thuật số - Ảnh 1.

Câu chuyện tuy nhiên không phải lúc nào cũng diễn biến theo chiều hướng này. Một số quy trình rất khó để cải thiện và gặt hái thành công từ các công nghệ mới nổi, ví dụ như AI chẳng hạn. Tuy nhiên, với các trường hợp sử dụng khác - như lưu trữ đám mây - hiện đã được thiết lập tốt. Như vậy, đám mây cho thấy một bước đi chiến lược đầu tiên khi chuyển đổi kỹ thuật số.

Tận dụng đám mây, doanh nghiệp có thể hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ, tích hợp bảo mật tân tiến và tập trung nghiên cứu những phương pháp mới và sáng tạo phục vụ khách hàng kỹ thuật số. Thay vì loay hoay với Big Data và AI, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển sang đám mây đầu tiên. Thông qua những cách tiếp cận hiện đại, cởi mở về công nghệ, doanh nghiệp có thể bắt đầu tính đến việc tận dụng điện toán đám mây như thế nào để giúp cải thiện hoạt động, quy trình và dịch vụ của mình.

Đánh thức tư duy kỹ thuật số

Vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang phụ thuộc và dựa dẫm vào các hệ thống truyền thống. Các ứng dụng có thể hoạt động được trên cơ sở vận hành hàng ngày nhưng các hệ thống lỗi thời chỉ có tuổi thọ giới hạn. Các nhà cung cấp sẽ rút dần hỗ trợ cho công nghệ cũ. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng các nền tảng đã cũ này để xây dựng các dịch vụ kỹ thuật số mới. Chẳng hạn, việc xây dựng một ứng dụng di động cho người dùng trên nền tảng không hỗ trợ cập nhật dễ dàng chắc chắn sẽ đem lại nhiều phiền toái trước khi doanh nghiệp kịp nhìn thấy những lợi ích.

Nếu doanh nghiệp thực sự muốn đạt được thành công với các ứng dụng di động hoặc thúc đẩy môi trường làm việc linh hoạt, doanh nghiệp sẽ cần tạo ra một nền tảng an toàn đủ để dễ dàng cập nhật, tùy chỉnh dịch vụ khi yêu cầu kinh doanh và nhu cầu khách hàng thay đổi. Tóm lại, tổ chức muốn chuyển đổi số thành công thì bước đầu tiên cần làm là thực hiện số hóa thông qua đám mây.

Điện toán đám mây là nền tảng cơ bản cho chuyển đổi kỹ thuật số - Ảnh 2.

Tin tốt là thời gian qua chúng ta đã được chứng kiến một "sự thức tỉnh tư duy về chuyển đổi số" giữa các SMB. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty nhỏ hơn từ lâu đã quan tâm đến việc tận dụng công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Cho tới nay, SMB đang bắt đầu chuyển sang phối hợp các nguồn lực và đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số để tạo ra một nền tảng hiệu quả, lâu dài phục vụ mục tiêu phát triển.

Đây là một chủ đề được SMB Group - kênh phân tích công nghệ - nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Báo cáo nêu rõ hơn một phần ba (~36%) SMB đã triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số. Hơn 48% các công ty nhỏ hơn đang lên kế hoạch để tham gia vào các hoạt động giúp họ thích nghi và chuyển đổi nhanh chóng để chờ đón một tương lai kỹ thuật số nhiều hứa hẹn.

Tầm quan trọng của đối tác đáng tin cậy

Lưu trữ đám mây được đánh giá là đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động chuyển đổi này. Chi tiêu đám mây công cộng tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 19,4% và đến năm 2019 này đạt tổng chi tiêu toàn cầu là 141 tỷ đô la, theo báo cáo IDC. SMB đóng góp khoảng 40% trong tổng số này, tương đương 61 tỷ USD.

Các công ty đi tiên phong trong phong trào này nhận ra đám mây cung cấp một nền tảng an toàn để từ đó họ có thể thay đổi và phát triển. Nhà cung cấp điện toán đám mây sẽ cung cấp cho doanh nghiệp tính linh hoạt và khả năng mở rộng mà bạn cần để mở rộng hay thâu tóm sức mạnh xử lý, bộ nhớ khả dụng, nhu cầu sử dụng phần mềm theo yêu cầu.

Điện toán đám mây là nền tảng cơ bản cho chuyển đổi kỹ thuật số - Ảnh 3.

Quan trọng hơn cả, đối tác cung cấp dịch vụ đám mây cũng chính là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Họ sẽ cung cấp khả năng bảo mật mạnh mẽ và các giao thức sao lưu có độ tin cậy cao hơn bao giờ hết so với các mô hình cố định. Tại sao phải chi tiêu ngân sách cho việc xây dựng, duy trì và bảo vệ nền tảng kỹ thuật số khi doanh nghiệp không nhất thiết phải làm vậy? Hãy để nhà cung cấp đám mây thực hiện công việc đó cho doanh nghiệp - và tạo ra một giải pháp an toàn cho các thách thức kinh doanh doanh nghiệp phải đối mặt.

BizFly Cloud là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. BizFly Cloud hiện là nhà cung cấp hạ tầng đám mây cho nhiều đơn vị uy tín như Kênh 14, Topica, VTV, Adayroi, Dân trí, GenK…Với kinh nghiệm phục vụ nhiều đơn vị trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng đội ngũ kỹ thuật viên trình độ tốt, giàu kinh nghiệm, BizFly Cloud có thể hỗ trợ tư vấn mô hình tối ưu nhất cho doanh nghiệp khi triển khai dịch vụ trên hệ thống BizFly Cloud.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Tận dụng Big Data, Cloud Computing & DevOps để chuyển đổi kỹ thuật số thành công

BizFly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI… Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo BizFly Cloud Server có thể truy cập tại đây.

SHARE