Đám mây đang giải quyết những thách thức trong giáo dục như thế nào?

1100
27-12-2018
Đám mây đang giải quyết những thách thức trong giáo dục như thế nào?

Điện toán đám mây trong lĩnh vực giáo dục đã được định giá 8,13 tỷ đô la trong năm 2016, dự kiến sẽ tăng lên 25,36 tỷ đô la vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên tới hơn 25%. Tìm hiểu thông tin cùng Bizfly Cloud dưới bài viết dưới đây. 

Đám mây đang giải quyết những thách thức trong giáo dục như thế nào?

Khả năng mở rộng và độ co giãn của đám mây cùng các mô hình dịch vụ IaaS và SaaS hoàn toàn phù hợp để giải quyết các xu hướng và thách thức trong giáo dục đại học vào cuối năm 2018 trở đi.

Các trường đại học đang thúc đẩy văn hóa hợp tác giữa các giảng viên, sinh viên và nhân viên hành chính, bỏ qua yếu tố bị phân tán về mặt địa lý. Ngày nay, gần 70% các tổ chức giáo dục đại học ở Bắc Mỹ đã dịch chuyển hoặc đang trong quá trình chuyển đổi hệ thống quản trị của họ sang đám mây và khoảng 50% đã áp dụng các hệ thống cộng tác dựa trên đám mây để tăng cường chia sẻ thông tin trên toàn bộ ngôi trường.

Tại sao công nghệ giáo dục lại quan trọng?

Về mặt nhân khẩu học, sinh viên là một trong những quần thể có kết nối cao nhất. Theo một nghiên cứu gần đây, sinh viên đại học mang theo mình từ 3-4 thiết bị đến trường và sử dụng tất cả các thiết bị này để truy cập nội dung và cộng tác trong quá trình học tập.

Các dịch vụ đám mây cho phép các trường đại học nâng cấp hiệu quả của truyền thông và công tác học tập mà không cần đầu tư một khoản vốn lớn vào cơ sở hạ tầng. Ở Mỹ, những khoản tiết kiệm như vậy đóng vai trò khá quan trọng khi các trường đại học đang phải đối mặt với sự cắt giảm viện trợ của chính phủ đối với họ.

Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với công nghệ giáo dục. Giáo dục đại học phải đối mặt với những thách thức trong việc quản lý và thu thập insight từ lượng dữ liệu khổng lồ và ngày càng tăng đến từ các nguồn thông tin của sinh viên, giảng viên đến các phân tích nghiên cứu tinh vi. Hơn nữa, các dữ liệu này luôn đòi hỏi mức độ bảo mật và quản trị khá cao, nhằm đáp ứng các yêu cầu về quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ. Việc triển khai trên nền tảng đám mây, cho dù là public, private, hybrid, hay community đều cũng đã chứng minh được hiệu quả cao trong việc đáp ứng các nhu cầu bảo mật này.

Một ví dụ khác của điện toán đám mây trong lĩnh vực giáo dục đó là các khóa học trực tuyến mở rộng (MOOCs), lần đầu tiên xuất hiện trên trường đại học vào năm 2012, với số lượng đăng ký khiêm tốn trên toàn thế giới là 1,5 triệu. Vào năm 2016, thông qua việc tận dụng cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây, con số tuyển sinh MOOC toàn cầu đã lên tới 58 triệu, với các khóa học được cung cấp bởi các trường đại học hàng đầu thế giới như Stanford, Harvard và Columbia.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, giáo dục đại học đã trở thành một thị trường ngày càng cạnh tranh. Để duy trì sức hấp dẫn đối với giảng viên và sinh viên, các trường đại học đang phải chịu áp lực rất lớn về việc phải nhanh chóng và liên tục triển khai các khóa học mới và giới thiệu các phương pháp và tài liệu học tập sáng tạo. Trong thế giới phần mềm, cloud-enabled DevOps đã trở nên quan trọng trong lĩnh vực giáo dục trong việc duy trì sự nhanh nhạy và lợi thế cạnh tranh của tổ chức.

Case Study về việc dịch chuyển lên đám mây trong tổ chức giáo dục

Đại học Monash là trường đại học lớn nhất ở Úc, bao gồm hơn 80.000 sinh viên, giảng viên và nhân viên hành chính tại tất cả các trường học tại bốn châu lục khác nhau. Được định hướng bởi sứ mệnh của mình: "truyền cảm hứng và trang bị cho sinh viên trở thành các nhân tố của sự thay đổi", Đại học Monash đã được xếp vào 1% hiếm hoi các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

Đại học Monash đã đưa ra quyết định, chuyển chiến lược từ cloud-first sang cloud-only và áp dụng mô hình multi-cloud dựa trên AWS và Azure. Trường đại học Monash đã phải đối mặt với nhiệm vụ di chuyển 3.500 workloads lên đám mây trong khoảng thời gian 12 tháng.

Sử dụng các tính năng sao chép và dịch chuyển dữ liệu, kết hợp với giao diện trực quan của Cloud Manager, họ có thể chuyển đổi sang đám mây một cách liền mạch với 1-click full-stack. Cuối cùng, họ đã giảm hơn 25% chi phí lưu trữ AWS và sớm nhận ra lợi ích của việc có thể backup hay snapshot dữ liệu một cách nhanh chóng (trong vài phút thay vì vài tháng) cũng như giữ lại dữ liệu vô thời hạn.

Kết luận

Điện toán đám mây trong giáo dục đã biến đổi hoàn toàn trải nghiệm trong lớp học. Hệ thống điện toán đám mây cho phép các tổ chức giáo dục tận dụng triệt để các khả năng mở rộng và khả năng co giãn, đồng thời hỗ trợ cơ sở hạ tầng phức tạp, giảm chi phí lưu trữ và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khỏi mất mát hoặc tấn công. Sự thúc đẩy này mang lại lợi ích lớn cho cả nhà trường và các sinh viên.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của điện toán đám mây trong ngành giáo dục

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành BizFly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: BizFly Cloud Server, BizFly CDN, BizFly Load Balancer, BizFly Pre-built Application, BizFly Business Mail, BizFly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của BizFly Cloudtại đây.

SHARE