CMS hay Framework? Doanh nghiệp chọn sao cho phù hợp?

2241
23-08-2018
CMS hay Framework? Doanh nghiệp chọn sao cho phù hợp?

Bạn đang có kế hoạch phát triển và duy trì một website kinh doanh. Trước khi hoàn thành theme, layout và các yếu tố quan trọng khác, bạn cần phải hiểu một số điều cơ bản liên quan đến web development. Mỗi chủ doanh nghiệp đều muốn website của mình phải thật sáng tạo và nổi bật so với vô số các đối thủ cạnh tranh ngoài kia. Nhưng khi nói đến việc lựa chọn một platform, hầu hết chúng ta luôn bị lẫn lộn giữa CMS và Framework. 

Hiểu được sự khác biệt chủ yếu giữa hai nền tảng này giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất. Bài viết hôm nayBizfly Cloud sẽ giúp bạn làm điều đó.

Tổng quan về CMS và Framework

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu CMS là gì? Như chính cái tên, CMS - viết tắt của Content Management System (có nghĩa là Hệ thống quản lý nội dung) giúp chủ sở hữu doanh nghiệp quản lý nội dung website của họ. Khi website đã hoàn tất và sẵn sàng đi vào sử dụng, bạn có thể đăng nhập và truy cập vào bất kỳ chức năng nào của website.

CMS hay Framework? Doanh nghiệp chọn sao cho phù hợp? - Ảnh 1.

Sau đó, bạn toàn quyền có thể thay đổi nội dung văn bản trên bất kỳ trang nào, bắt đầu một Ecommerce site, quản lý hàng tồn, thêm sản phẩm mới, thay đổi giá sản phẩm và thực hiện bất kỳ chức năng nào sau khi bạn có quyền truy cập vào website thông qua CMS. Tóm lại, bạn có thể dễ dàng thực hiện các thay đổi cho website của mình mà không cần phải phụ thuộc vào các developers. Một số tùy chọn CMS phổ biến nhất là Drupal, WordPress và Joomla.

Vậy Framework là gì? Một framework là một custom code được viết bởi người dùng theo một phương pháp được xác định trước. Bằng cách coi PHP như một ngôn ngữ chính, các developers có thể phát triển các apps và các modules với tính năng cốt lõi của lập trình. Nó cũng bao gồm các framework khác nhau giúp cung cấp sự hỗ trợ cho một số tính năng library. Một web developer có thể phát triển một website tùy chỉnh với các frameworks. Nhưng chỉ có IT team mới có thể duy trì và thiết kế được một website hoàn chỉnh. Hiểu một cách đơn giản, chỉ những người dùng có kiến thức về kỹ thuật mới có thể làm việc trên các frameworks. Các chức năng cốt lõi và ngôn ngữ lập trình phía sau một website thực sự không dành cho người dùng phi kỹ thuật (non-technical user). Một số framework thông dụng có thể kể đến đó là Zend, Laravel, CodeIgniter.

So sánh tính năng của CMS và Framework

1. Security (Bảo mật)

Có thể nói bảo mật luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với website của doanh nghiệp, đặc biệt là website thương mại điện tử. Tin tặc luôn luôn tìm cách cố gắng tấn công website nhằm ăn cắp thông tin thanh toán và thông tin cá nhân bí mật của khách hàng. Các cuộc tấn công này sẽ gây thiệt hại lớn cho giá trị thương hiệu và làm giảm độ tin cậy của website. Hầu hết các hệ thống quản lý nội dung CMS là nguồn mở, nghĩa là code base có thể được truy cập bởi bất kỳ ai. Bạn có thể sử dụng một số plugins, extensions, hoặc widgets giúp tăng cường bảo mật cho website. Hãy chú ý cài đặt các tiện ích đáng tin cậy từ các nguồn đáng tin cậy.

Các website được tạo bằng PHP framework thường an toàn hơn so với CMS. Bởi vì các website này được tạo dựa trên custom code nên khó phá vỡ lớp bảo mật hơn. Hơn nữa, một số framework sở hữu các chức năng tích hợp giúp bảo vệ website chống lại các mối đe dọa phổ biến như:

Cross-Site Scripting

- Cross-Site Request Forgery

SQL Injection

Kết luận: Website tạo bởi PHP Framework chuyên nghiệp sở hữu độ bảo mật và an toàn hơn khi tạo bằng CMS.

2. Flexibility (Tính linh hoạt)

CMS hay Framework? Doanh nghiệp chọn sao cho phù hợp? - Ảnh 2.

Thông thường, website có thể cần phải sở hữu một số chức năng nâng cao phục vụ cho các nhu cầu liên quan đến kinh doanh và kỹ thuật. Ví dụ, bạn cần cài đặt Salesforce CRM để gửi dữ liệu đăng ký. Chưa kể bạn còn phải sử dụng hệ thống xử lý đơn đặt hàng - FileMaker nếu muốn các đơn đặt hàng độc lập với website.

Các website được tạo lập bởi CMS sở hữu một số lượng đáng kể các chức năng được tích hợp sẵn và các tính năng đó không thể điều chỉnh được. Do các plugins và extensions được tạo sẵn nên sự sáng tạo chắc chắn sẽ bị hạn chế, trong khi các plugins và extensions của website CMS đôi khi rất cần phát triển tính tùy chỉnh.

Mặt khác, PHP Framework sở hữu một số chức năng library, có thể dễ dàng chỉnh sửa theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Kết luận: Nếu bạn ưa thích tính linh hoạt, Framework là một lựa chọn tốt hơn CMS.

3. Upgrades (Nâng cấp)

Đảm bảo website của doanh nghiệp luôn được cập nhật các code functions mới nhất là thao tác rất quan trọng, giúp bạn bảo mật và nâng cấp website hiệu quả. Hầu hết các CMS đều được cập nhật khá thường xuyên. Trang web được tạo bởi CMS cần phải được cập nhật các bản nâng cấp mới nhất ngay khi được ra mắt. Các bản cập nhật CMS phổ biến nhất là:

- Hỗ trợ SEO

- Plug-ins mới

- Bản vá bảo mật

- Các tính năng nâng cao

Các PHP frameworks không thường xuyên cung cấp các cập nhật mà thường cung cấp thông tin cập nhật về các tính năng mới. Một vài PHP frameworks có các bản cập nhật liên quan đến các tính năng mới, một số khác không có vì chúng có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không cần cập nhật, tuy nhiên lại vẫn đảm bảo được tính an toàn và hữu dụng ở mức độ cao.

Kết luận: Với tính năng Upgrades, bạn có thể chọn CMS hoặc PHP Frameworks tùy theo sở thích về các bản updates. Cả hai lựa chọn này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

4. User Experience (UX)

CMS được thiết kế với trình quản lý website giúp dễ dàng quản lý nội dung website của bạn hơn. Quản trị viên website có thể cập nhật nội dung mà không cần bất kỳ kiến thức về kỹ thuật nào. Hầu hết CMS cung cấp các responsive themes, do đó website có thể hoạt động trên tất cả các loại thiết bị di động.

Các PHP Frameworks không sở hữu bất kỳ giao diện người dùng chuẩn nào, vì vậy nó trở nên không mấy thân thiện với người dùng. Các lập trình viên có thể phát triển một giao diện bằng cách sử dụng các chứng năng thư viện của PHP. Một số CSS Frameworks như SASS hoặc Bootstrap có thể được sử dụng với các PHP Frameworks để tạo ra các website sở hữu những chức năng nâng cao.

Kết luận: CMS cung cấp một trải nghiệm người dùng khá tốt, trong khi không cần phải thực hiện quá nhiều nỗ lực.

5. Budget (Ngân sách)

Cho dù đang tạo website bằng nền tảng CMS hay Framework thì ngân sách sẽ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc ra quyết định của bạn. Ngân sách và thời gian là hai yếu tố gần như không thể tách rời. Full stack developer thường tính phí từ 30 đến 150 đô la một giờ cho việc tạo lập một website. Web designers sử dụng nền tảng CMS để tạo trang web, họ thường tính phí từ 20 đến 75$.

Bên cạnh những con số này, bạn nên biết rằng việc custom coding một website bằng framework luôn cần nhiều thời gian hơn việc tạo một website bằng nền tảng CMS.

Tính tùy chỉnh và sự phức tạp của website càng cao luôn đòi hỏi chi phí đắt đỏ hơn. Điều này đúng cho cả CMS và Framework. Ngoài ra ngày càng có nhiều DIY website creators, họ tự thiết kế website theo sở thích thay vì phải thuê ngoài.

Kết luận: CMS sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn Framework.

Đến đây bạn đã hiểu các chức năng cốt lõi của hai tùy chọn có sẵn này: tính linh hoạt, khả năng nâng cấp, độ bảo mật và trải nghiệm người dùng. Là chủ doanh nghiệp chắc hẳn bạn biết điều gì là quan trọng đối với công ty. Do đó, bạn có thể quyết định nền tảng công nghệ nào sẽ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp nên chọn CMS hay Framework?

Ngày nay, CMS phổ biến hơn so với Framework bởi vì nó thực sự rất dễ sử dụng. Ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình, bạn vẫn có thể cài đặt và tạo lập toàn bộ website chỉ với nền tảng CMS. Vì vậy, CMS và Framework, nên chọn cái nào đây?

Sẽ không có câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi ở trên mà câu trả lời sẽ phụ thuộc vào 5 yếu tố chính sau đây.

1. Bạn đang phát triển loại website và web-application nào?

Đối với các ứng dụng mà bạn cần các chức năng có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu, Custom/ bespoken development là sự lựa chọn tốt nhất.

Đối với các ứng dụng mà bạn cần quản lý contents, portfolio của website, quản lý phân loại website, listings website, affiliate websites và các loại tương tự; CMS có thể là một lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, các trang web này cũng có thể được xây dựng bằng Frameworks.

Nhiều website có thể được xây dựng bằng cả CMS và Framework, vì vậy việc lựa chọn nền tảng phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố được đề cập dưới đây.

2. Bạn muốn dành bao nhiêu nguồn lực cho việc xây dựng và quản lý website?

Với cùng một web application, một app sử dụng Framework và một app khác sử dụng CMS, chi phí và thời gian phát triển app sử dụng Framework sẽ cao hơn hẳn. Nhưng đối với chi phí phát triển tùy chỉnh với tính linh hoạt không giới hạn, CMS sẽ tỏ ra bất lợi hơn so với Framework. Ngoài ra, bạn sẽ nhận thấy một sự khác biệt đáng kể trong tốc độ của các website.

3. Bạn muốn tính linh hoạt của dự án sẽ như thế nào trong tương lai?

Khi bạn chọn phát triển trang web bằng các PHP Framework, bạn sẽ sở hữu tính tùy chỉnh linh hoạt tối đa cho website so với nền tảng CMS.

4. Bạn muốn khách hàng được trải nghiệm một website thân thiện hay không?

Hệ thống CMS được xây dựng gắn liền với người dùng hoặc người quản lý website, do đó CMS khá thân thiện với người dùng, điều này sẽ không xảy ra với Framework. Với các Frameworks, developers cần sử dụng các library function và các công cụ của bên thứ ba khác để có thể phát triển các giao diện thân thiện với người dùng cho website. Vì vậy, nếu xây dựng website thân thiện với người dùng là mục tiêu của bạn, CMS sẽ là một lựa chọn tốt hơn so với Framework.

5. Bạn muốn độ bảo mật của website đến đâu?

Xét về bảo mật của web application, tốt hơn là nên phát triển web bằng PHP Framework thay vì CMS vì CMS là nguồn mở, nó mở cho tất cả mọi người và do đó, nó khá dễ bị tấn công bởi SQL injection, cross-site scripting… PHP Frameworks an toàn hơn cho các nhu cầu phát triển website so với hệ thống CMS.

Kết luận

Hy vọng bằng cách trả lời những câu hỏi trên đồng thời tìm hiểu về tính năng của cả CMS và Framework, bạn đã có thể đưa ra quyết định sử dụng cuối cùng cho doanh nghiệp của mình. Nếu quá khó khăn, các web developers cấp chuyên gia có thể tư vấn, đưa ra lời khuyên, giúp bạn có được sự lựa chọn tốt nhất cho development stack.

Hoặc bạn có thể liên hệ với Bizfly Cloud để có sự tư vấn toàn diện hoàn hảo cho các kế hoạch về kỹ thuật của doanh nghiệp.

Tham khảo:

https://theme-vision.com/cms-framework-efficient-startup/

https://www.elegantthemes.com/blog/resources/cms-vs-frameworks-which-one-should-you-go-with 

https://www.web-and-development.com/a-framework-or-a-cms-what-is-better-to-choose/ 

https://channels.theinnovationenterprise.com/articles/cms-vs-php-framework-what-should-you-prefer-for-your-upcoming-website

https://theme-vision.com/cms-framework-efficient-startup/

https://www.brainvire.com/how-to-select-between-cms-or-php-framework-for-website-development-needs-of-your-business/

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: CMS là gì? Giải pháp triển khai tự động CMS cho doanh nghiệp 

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE